Ngành giáo dục Tuyên Quang: Đổi mới phương pháp dạy và học

Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh và đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Toàn tỉnh có 139/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành Chương trình tiểu học đạt 95,8%; 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 (trong đó có 02 đơn vị đạt mức độ 2). Phổ cập giáo dục THCS, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2015-2016 đạt 99,7%..

Còn các cấp học mầm non, phổ thông tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học của từng em học sinh. Chất lượng giáo dục chuyển biến theo hướng tích cực; số lượng và chất lượng giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi tăng lên. So với năm học 2014-2015: Học lực khá giỏi của cấp THPT; THCS tăng 3,9%; Trung bình giảm 3,4%; Yếu, kém giảm 0,5%...

Giám đốc Sở GD & ĐT tỉnh Tuyên Quang, Hoàng Văn Thinh

Không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Toàn tỉnh có 14.345 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó bậc mầm non có 4.507 người; Trung tâm GDTX – Hướng nghiệp có 45 người…Tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục toàn tỉnh đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%; Trong đó đạt chuẩn là 55,8%.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...Một số kế hoạch được UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang ban hành như: Kế hoạch 77/KH-UBND ngày 26/11/2015 về thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục và xóa mù chữ giai đoạn 2015 – 2020; Kế hoạch 78/KH-UBND ngày 30/10/2015 về phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT giai đoạn 2016-2020…Kế hoạch 41/KH-SGDĐT ngày 04/09/2015 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2015-2016, Kế hoạch 68/KH-SGDĐT, ngày 07/09/2016 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2016-2017…

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Thinh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang về ngành giáo dục của tỉnh cho biết: “Ngoài những mặt tích cực của ngành Giáo dục tỉnh Tuyên Quang trên thì vẫn còn những hạn chế về thực hiện một số chính sách, công tác quản lý, chất lượng giáo dục tuy có những chuyển biến tích cực nhưng chưa vững chắc; công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống chưa hiệu quả cao vì đa phần là các con em dân tộc miền múi, điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ giáo viên chưa đáp ứng được. Giáo viên đang thiếu nhưng lại phải tinh giảm…

Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục tiếp tục nâng cao công tác quản lý, chất lượng, tăng cường đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý…Trên địa bàn tỉnh có Trường PTDTNT-THPT tỉnh, Trường THPT chuyên, Trường THPT Nguyễn Văn Huyên…có điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, công tác quản lý đi đầu, hàng năm đạt nhiều giải trong các kỳ thi Quốc gia, tỉnh…”.

Hàng năm, Giám đốc Sở GD&ĐT luôn sát sao đến tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền về những vướng mắc của các em học sinh trước kì thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, là ngoài các câu hỏi đặt ra còn có phần quà riêng của Giám đốc Sở GD&ĐT dành cho các em học sinh trả lời được câu hỏi…

Đơn vị đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy và học

Hiệu trưởng Nhà trường - Đỗ Thị Kim Anh

Trường PTDTNT-THPT tỉnh Tuyên Quang có cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ, có đủ trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hết lòng vì học sinh các dân tộc.

Nhà trường xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tăng cường công tác tự kiểm tra toàn diện các hoạt động giáo dục và việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường, xem xét trách nhiệm của người phụ trách các bộ phận và danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân nêu để xảy ra các tiêu cực, vi phạm. Nhà trường xây dựng các kế hoạch thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đặc biệt trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo của nhà trường như: Sử dụng bảng điện tử để thay cho băng dôn tuyên truyên về các sự kiện, các ngày lễ trong năm học, dùng màn chiếu ở hội trường nhà đa năng để thay cho ma két của hội thảo...

Trong tổ chức hoạt động giáo dục, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đạo đức, lỗi sống, kỹ năng cho học sinh luôn được trú trọng hàng đầu.

Có 55/55 cán bộ, giáo viên đăng kí 1 việc làm tốt, thiết thực, hiệu quả, bám sát nhiệm vụ của nhà trường như: giúp học sinh nghèo tiền ăn sáng, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh yếu dân tộc ít người… Trường PTDTNT-THPT có tình chất đặc thù 100% học sinh là người dân tộc thiếu số, nhà trường vừa mang tính chất phổ thông, vừa mang tính dân tộc nội trú, nên nhà trường đã lựa chọn những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm thực tế của nhà trường.

Vừa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục phổ thông lại đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục dân tộc. Nhà trường tiếp tục thí điểm phát triển Chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó, các nhóm, tổ xây dựng nội dung chương trình dạy học phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường và đối với học sinh, sao cho hiệu quả cao nhất. Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn, tổ chức hoạt động giáo dục phù hợi theo hướng phát triển năng lực học sinh, cùng với nội dung chương trình mới là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mới.

Việc tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nhà trường đặt ra thành tiêu chí thi đua, làm căn cứ xếp loại giáo viên. Năm học vừa qua, đã có 8 sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong các lĩnh vực công tác, đặc biệt là công tác giảng dạy, quản lý học sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh được hội đồng khoa học nhà trường công nhận và đưa vào ứng dụng.

Coi trọng thực hành, thí nghiệm, có thể áo dụng nhiều phương pháp một cách linh hoạt nhưng mang tính hiệu quả cao. Học sinh tự tìm tòi kiến thức, đặt câu hỏi cho giáo viên, cho các bạn, qua đó thảo luận để hiểu vấn đề. Cuối cùng giáo viên kết luận và tiếp tục gợi mở để các em sáng tạo trong học tập, hiểu sâu kiến thức bài học…

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo ưu tú Đỗ Thị Kim Anh – Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Trường PTDTNT-THPT tỉnh Tuyên Quang: “Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học vừa qua, trên các lĩnh vực công tác, đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ năm học đã đề ra trong hội nghị cán bộ công viên chức đầu năm học. Không ngừng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện tại nhà trường có 03 giáo viên đang học cao học tại các trường Đại học ở Hà Nội và Thái Nguyên. Năm học 2015-2016 nhà trường được tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua…”

Được sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Sở GD và ĐT, sự cộng tác giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh. Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang ngày càng phát triển về qui mô, chất lượng, tự tin từng bước đi lên vững chắc, tự khẳng định mình trong sự nghiệp giáo dục, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt” và “Đào tạo thế hệ Cách mạng cho muôn đời sau”.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong hơn 50 năm qua, nhà trường tự hào về những đóng góp của mình vào sự nghiệp giáo dục và xây dựng quê hương đất nước. Thầy và trò trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang sẽ quyết tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Thế Thực – Nguyễn Hải/KD&PL

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/nganh-giao-duc-tuyen-quang-doi-moi-phuong-phap-day-va-hoc-p43365.html