Ngành mía đường Việt Nam: Sức cạnh tranh từ người trồng mía

(DĐDN) Để giải quyết được bài toán phải nhập khẩu đường hàng năm dù công suất ép mía của các nhà máy vượt chỉ tiêu, ngành mía đường phải giải quyết được 3 khó khăn cơ bản.

Cần phải thực hiện được bài toán xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu

Vậy, đâu là nguyên nhân chính để hàng năm VN phải xuất ngoại tệ nhập khẩu thêm đường để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước?

Bắt đầu từ người trồng mía

Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN cho rằng, có 3 khó khăn lớn nhất mà ngành mía đường tới đây phải làm và

GS TS Võ Tòng Xuân:

Để có một vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy đường thì các nhà máy phải hướng dẫn về khoa học và đầu tư phát triển các giống mía mới chất lượng cao cho nông dân để sau vụ có thể thu hoạch cho ra năng suất từ 70 – 80 tấn mía/ha, giá cả hợp lý tạo thu nhập cao cho người trồng mía, từ đó tạo lòng tin cho họ thiết tha với cây mía.

Ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT):

Ngoài việc hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, thâm canh nâng cao năng suất để cây mía đủ khả năng cạnh tranh với các cây trồng khi giá đường hạ thì DN phải chia sẻ lợi ích với người trồng mía, đồng thời có chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp như hỗ trợ vốn, vật tư sản xuất... thì “kịch bản” thừa công suất, thiếu nguyên liệu cho các nhà máy sẽ không tái diễn và vùng nguyên liệu mía sẽ được giữ vững và ổn định.

phải thực hiện được đầu tiên đó là bài toán xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo cho các nhà máy đủ nguyên liệu để sản xuất. Bên cạnh vấn đề liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nhà máy và người trồng mía trên cơ sở phân phối lợi nhuận thông qua giá tốt thì người trồng mía sẽ tích cực tham gia. Ngược lại, người trồng mía cũng phải tuân thủ và đáp ứng yêu cầu của các nhà máy đề ra như áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng mía mới, đầu tư thâm canh và sử dụng các giống mía cao sản để cho ra năng suất, sản lượng và chữ đường cao, có như vậy mới tăng sản lượng để qua đó từng bước hạn chế việc nhập khẩu đường trong tương lai.

Tiếp đến là trong khâu thu mua mía phải được cải tiến theo hướng không mua xô, bao chữ đường tại rãy mà giá mía phải được tính theo chữ đường thấp hay cao, có như vậy mới khuyến khích người trồng mía sử dụng giống tốt đưa năng suất và chữ đường cao được. “Không thể đánh đồng giữa rãy mía chất lượng cao với rãy mía tạp được – Nếu không làm rõ được vấn đề này thì công tác nghiên cứu để tìm ra những giống mía cao sản xem như vô nghĩa”.

Và cuối cùng là khâu đo chữ đường, hiện nay đã xuất hiện nhiều nhà máy đo chữ đường thực hiện không nghiêm túc dẫn đến sự không minh bạch giữa nhà máy đối với người bán mía tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau trong mối quan hệ mua bán này.

Từ 3 vấn đề nêu trên, ông Long cho rằng, nếu giải quyết nghiêm túc các vấn đề trên thì mới khuyến khích được người trồng mía chung sức xây dựng một vùng nguyên liệu mía thâm canh, bền vững. Và cũng theo ông Long: “Sức cạnh tranh của ngành mía đường VN bắt đầu từ người trồng mía chứ không phải từ nhà máy”.

Xây dựng vùng nguyên bền vững

Để vùng nguyên liệu mía phát triển bền vững thì vai trò nhà nước là rất quan trọng, bởi theo ông Nguyễn Thành Long, những chính sách về thuế đầu tư cho vùng nguyên liệu, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học, diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu mía, hạn chế đường nhập lậu... Các chính sách trên phải được triển khai đồng bộ và thực hiện thống nhất. Về trách nhiệm của Hiệp hội, sẽ cùng với các bộ, ngành chức năng nghiên cứu ban hành giá sàn hàng năm cho cây mía cũng như giá đường trên thị trường, xây dựng bộ chuẩn trong việc đo chữ đường, loại bỏ việc thu hoạch mía non vào đầu vụ, từng bước giữ được nhịp độ giá như hiện nay để người trồng mía có lãi và không bỏ vùng nguyên liệu. Có như vậy từng bước ngành mía đường sẽ đảm bảo đủ cung cấp đường trong nước dự kiến đến năm 2020.

Quốc Chánh

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20111123102120831cat91/nganh-mia-duong-viet-nam-suc-canh-tranh-tu-nguoi-trong-mia.htm