Nghĩa tình của Bộ trưởng với quê hương, đồng đội

Mỗi một chuyến đi cùng Bộ trưởng Bộ TT&TT, tôi lại có một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo của mình.

Là phóng viên chuyên trách Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn, tôi may mắn có nhiều lần tháp tùng ông đi cơ sở thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lũ, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo trên khắp mọi miền đất nước. Và mỗi chuyến đi là những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo của mình…

Nghĩa tình đối với quê hương Miền Trung

Năm 2016, các tỉnh khu vực Miền Trung đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề của thảm họa môi trường biển do sự cố Formosa và trận mưa lũ lịch sử từ đêm ngày 14 đến 17/10/2016 tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngay sau khi hay tin đồng bào 4 tỉnh Bắc Miền Trung (gồm Hà Tnhx, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) gặp sự cố thảm họa về môi trường biển, ông đã gấp rút vào tận nơi để thăm hỏi, động viên bà con vượt qua khó khăn, yên tâm vươn khơi, bám biển.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng quà cho Đồn Biên phòng Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn).

Ông cũng xuống tận các cảng cá ở Quảng Bình và bỏ tiền túi của mình mua cá ủng hộ bà con ngư dân sau khi đánh bắt đưa tàu cập bến. Hình ảnh bình dị, gần gũi ấy của vị Tư lệnh Ngành TT&TT đã in đậm trong lòng nhân dân các tỉnh miền Trung nói riêng.

Trong trận lũ lụt lịch sử từ đêm ngày 14 đến 17/10/2016 vừa qua tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình (đây là những tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất), một lần nữa hình ảnh của ông đã để lại sâu đậm trong tâm khảm đồng bào hai tỉnh trên. Ngay khi được tin, ông đã phát động cán bộ, công cức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành TT&TT quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt Miền Trung mỗi người tối thiểu một ngày lương.

Và rồi, ông đã trực tiếp dẫn đoàn công tác của Bộ TT&TT tới tận nơi, khi lũ chưa kịp rút để trao tận tay gần 6 tỷ đồng, 100 tấn gạo và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu hỗ trợ nhân dân vùng lũ vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Khi đặt chân tới vùng đất Miền Trung đang phải oằn mình chống chọi với lũ giữ, trong tâm ông nhói đau, đôi mắt ứa lệ khi tận mắt chứng kiến đồng bào nơi đây bị thiên nhiên tàn phá, có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua nổi.

Ông nghẹn ngào: “Miền Trung đã chịu quá nhiều đau thương trong kháng chiến, nay lại bị thiên tai hoành hành , xót xa…, bởi vậy, từ sâu thẳm trong trái tim ông luôn dành nghĩa tình sâu lặng không chỉ bởi ông là người con của quê hương Quảng Bình mà còn bởi ông vốn xuất thân từ người lính, tính phách của một cựu sĩ quan quân đội nhân dân, sẵn sàng xung trận ở những nơi gian khổ, khó khăn nhất để sẻ chia với đồng bào trong cơn hoạn nạn...”.

Tại các xã đến thăm, ông ân cần thăm hỏi, động viên, chia sẻ nỗi đau và những mất mát to lớn mà nhân dân nơi đây vừa phải gánh chịu (có nơi ngập sâu từ 1,5m đến 2m, có xã ngập sâu tới 3m như xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Cũng tại xã Phù Hóa, được tin anh Hoàng Văn Tâm và con trai Hoàng Văn Nam (17 tuổi) đã dũng cảm quên mình cứu 15 người thoát chết trong cơn lũ dữ, ông đã đến tận nhà ân cần thăm hỏi, động viên và biểu dương hành động dũng cảm, quên mình của hai cha con để cứu người trong cơn hoạn nạn. Đây là hành động và việc làm rất cao đẹp của hai cha con anh Tâm, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình cần quan tâm, nhân rộng tấm gương điển hình này và biểu dương trong toàn tỉnh.

Cũng tại "rốn lũ" này, được chứng kiến sự đoàn kết, đồng cam cộng khổ của đồng bào, ông tin tưởng các dân tộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã anh dũng, kiên cường trong kháng chiến chống quân xâm lược, nay tiếp tục kiên cường chống chọi với lũ dữ, khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Từ sâu thẳm trong trái tim mình, ông luôn đau đáu hướng về khúc ruột Miền Trung, mong các cấp chính quyền địa phương hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, "lá lãnh đùm lá rách - lá rách ít đùm lá rách nhiều”, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trao tặng quà cho đồng bào vùng lũ huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 20/10/2016.

Và “Ngành TT&TT luôn hướng về đồng bào miền Trung với tấm lòng sẻ chia và luôn đồng hành với bà con vùng bị thiên tai bằng những việc làm thiết thực; chung sức với những người nghèo; giúp đồng bào bớt đi phần nào khó khăn, mất mát để sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh và vươn lên tái thiết quê hương" – ông khẳng định.

Tình đồng đội sâu nặng

Trong dịp lên thăm Đồn Biên phòng Lũng Cú 9huyeenj Đồng văn, Hà Giang cuổi tháng 6/2016), nói chuyện với cán bộ, chiễn sĩ đang làm nhiệm vụ tại Đồn, ông nhấn mạnh: Đồn Biên phòng Lũng Cú có vinh dự rất lớn lao khi được Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội giao phó nhiệm vụ canh giữ vùng biên cương cực Bắc của Tổ quốc, đặc biệt là cột cờ Lũng Cú.

Bởi vậy các đồng chí phải để lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, hào khí của dân tộc Việt Nam hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước mãi mãi kiêu hãnh tung bay trên đỉnh núi Rồng. Mặt khác, mong các cán bộ, chiến sĩ Đồn làm tốt công tác dân vận, gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng nhân dân trong đời sống, phát triển - kinh tế xã hội ở địa phương. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ Đồn cần phát huy hình ảnh cao đẹp của anh Bộ đội cụ Hồ gắn với hình ảnh Thầy thuốc mang quân hàm xanh, Thầy giáo mang quân hàm xanh… xứng đáng với sự tin yêu của đồng bào nơi đóng quân; góp phần bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Trở lại chiến trường xưa sau hơn 32 năm Bản Chắt (xã tại Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đầu tháng 12/2016) lần này, cựu chiến binh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn không khỏi bồi hồi, đầy xúc động nhới lại kỷ niệm chiến đấu năm xưa, nơi ông từng là một chiến sĩ của Trung đoàn 462, Đoàn 338 (tiền thân là Sư đoàn 338), làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới.

Trong lần trở về với đồng đội, ký ức của ông trào dâng kể về từng trận đấu súng ác liệt với kẻ thù, nhớ rõ từng quãng đường, từng cột mốc, điểm cao, từng gốc đa, gốc gạo vẫn còn đó… Mỗi một gốc cây, con đường… đều gắn với những ngày tháng chiến đấu kiên cường của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Vừa đặt chân tới Bản Chắt, ông đã tới ngay cột mốc 54 (hay còn gọi là chốt Phạm Hồng), nay là cột mốc 1271 tại Bản Chắt (xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn), cách đây hơn 32 năm (năm 1984) đơn vị của ông phải giằng giật với đối phương để bảo vệ chủ quyền; những kỷ niệm chưa hề phai về những đêm di chuyển quân tiêu diệt địch…

Ông giải thích: Lý do gọi là chốt Phạm Hồng là bởi anh Phạm Hồng đã chốt giữ ở cột mốc 54 chiến đấu đến viên đại cuối cùng và hy sinh ở đây, được phong anh hùng, sau này lấy tên của anh đặt là chốt Phạm Hồng...".

Khi nhắc về những người lính, người đồng chí, đồng đội đã vào sinh ra tử, ông không kìm được nước mắt, nghẹn ngào: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất yêu chuộng hòa bình và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là trách nhiệm tiếp nối của các thế hệ mai sau phải bảo vệ giang sơn Tổ quốc mà ông cha đã phải đánh đổi biết bao xương máu mới giành lại được độc lập.

Đặc biệt, tôi mong muốn thế hệ trẻ luôn nêu cao tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc ta, làm nhiều việc thiết thực, hữu ích xứng đáng với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này...

Chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chi Lăng (huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) khi đến thăm, ông đều gửi gắm niềm tin và nhắn nhủ: “Cán bộ, chiến sĩ luôn chắc tay súng, giữ vững đường biên, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với nước bạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, phát huy truyền thống lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống của bộ đội biên phòng Việt Nam góp phần xây dựng vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đặc biệt, phải làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, làm tốt công tác dân vận để không chỉ mỗi cán bộ, chiến sĩ là những người bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, mà mỗi người dân sống trên địa bàn cũng là những người trực tiếp bảo vệ vùng biên. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng phải bảo vệ đường biên trong lòng dân thật vững chắc...".

Ngô Xuân Lộc/KD&PL

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/nghia-tinh-cua-bo-truong-voi-que-huong-dong-doi-p44488.html