[Nghiên cứu] Người càng thông minh thì càng ít tin vào tôn giáo?

Trong gần một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề liệu có sự liên quan nào giữa tôn giáo và trí thông minh? Các nghiên cứu không có chung một kết luận, nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester đã quyết định xem xét lại một số lượng lớn các nghiên cứu và nối kết lại nhằm đưa ra kết luận của họ - và họ đã phát hiện ra rằng, người càng có nhiều niềm tin vào tôn giáo thì thường ít thông minh hơn. Ít nhất, kết luận này đúng khi xét đến khái niệm truyền thống về "khả năng phân tích", tập trung vào việc giải các câu đố, học tập và các suy nghĩ trừu tượng.

Trong gần một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề liệu có sự liên quan nào giữa tôn giáo và trí thông minh ? Các nghiên cứu không có chung một kết luận, nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester đã quyết định xem xét lại một số lượng lớn các nghiên cứu và nối kết lại nhằm đưa ra kết luận của họ - và họ đã phát hiện ra rằng, người càng có nhiều niềm tin vào tôn giáo thì thường ít thông minh hơn. Ít nhất, kết luận này đúng khi xét đến khái niệm truyền thống về "khả năng phân tích", tập trung vào việc giải các câu đố, học tập và các suy nghĩ trừu tượng.

Để đưa ra kết luận của riêng mình, nhóm nghiên cứu của Zuckerman phân tích 63 công trình nghiên cứu đã công bố rộng rãi so sánh giữa tôn giáo và trí thông minh. Và 53 trên 63 công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai thứ này có quan hệ đối nghịch nhau. Đối với Miron Zuckerman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thì điều này cũng không quá ngạc nhiên. Zuckerman cho biết là những nghiên cứu từ năm 1928 đã phát hiện ra điều này và bạn buộc phải chấp nhận là nó không mới.

Dù vậy, lý do dẫn đến mối liên kết này vẫn còn rất mơ hồ. Zuckerman và nhóm của anh ta vẫn không thể khẳng định tại sao nó lại như vậy, tuy nhiên họ lý luận rằng trí thông minh cao có thể khiến con người xa rời tôn giáo. Họ đã đưa ra 3 khả năng lớn có thể xảy ra: Đầu tiên, người thông minh thường dễ thích nghi với các áp lực xã hội. Thứ hai, người thông minh thường có xu hướng thích phân tích hơn là sử dụng trực giác, họ sẽ đi tìm những chứng cứ khoa học rõ ràng để giải quyết vấn đề chứ không thể để mọi thứ mơ hồ. Và thứ ba, người thông minh thường không cần đến "sự trợ giúp" của tôn giáo để giải quyết các vấn đề cá nhân.

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét về sự tác động qua lại giữa trí thông minh và tôn giáo , nhưng họ cũng lưu ý rằng hai yếu tố này không nhất thiết phải có sự liên kêt trực tiếp. Cả hai có sự tương quan - và chúng có vẻ là có thể dự đoán về nhau - nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có ảnh hưởng hoàn toàn lên nhau. Zuckerman cho biết, không có bất cứ một nghiên cứu nào mà ông xem qua nó rằng trí thông minh và tôn giáo có liên hệ trực tiếp, và điều này cũng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của nhóm ông.

Thật ra thì các nghiên cứu mới nhất cũng chưa thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này: vì các đánh giá của nhóm Zuckerman chưa xem qua những công trình nghiên cứu được viết bằng ngôn ngữ khác, mà chỉ tập trung vào các nghiên cứu ở châu Âu, và họ chỉ mới tính toán trí thông minh bằng các bài kiểm tra IQ hay GPA, vốn không phải là một nhân tố trong các loại trí thông minh không phân tích khác. Dù vậy thì Zuckerman cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứu đang được thực hiện cũng đã phát hiện được một điều gì dó - mặc dù chính họ cũng không chắn chắc về thứ mà họ tìm thấy.

Vậy các bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Liệu có sự liên kết nào đó giữa trí thông minh và tôn giáo hay không?

Theo: The Verge

Nguồn Tinh Tế: http://www.tinhte.vn/threads/nghien-cuu-nguoi-cang-thong-minh-thi-cang-it-tin-vao-ton-giao.2155109/