Người biểu tình "đại náo" tòa nhà Quốc hội

QĐND - AFP ngày 17-11 đưa tin, hàng nghìn người biểu tình ở Cô-oét đã giận giữ xông vào tòa nhà Quốc hội nước này sau khi cảnh sát và các lực lượng an ninh trấn áp những người biểu tình đang diễu hành tới Dinh Thủ tướng Na-xơ Mô-ha-mát An A-mát An Xa-ba (Nasser Mohammad Al-Ahmad Al-Sabah) đòi ông từ chức và giải tán Quốc hội. Lực lượng an ninh của chính phủ đã dùng dùi cui trấn áp người biểu tình để ngăn họ tiến tới Dinh Thủ tướng sau khi đã biểu tình lớn trước tòa nhà quốc hội. Các nhân chứng cho biết, có ít nhất 5 người biểu tình bị thương. Nghị sĩ đối lập Mu-xa-lam An Ba-rắc (Moussallam al-Barrack), người từng đứng đầu cuộc biểu tình cùng một số nghị sĩ đối lập khác cho biết, những người biểu tình đã phá cửa tòa nhà quốc hội và tràn vào phòng chính của tòa nhà.

QĐND - AFP ngày 17-11 đưa tin, hàng nghìn người biểu tình ở Cô-oét đã giận giữ xông vào tòa nhà Quốc hội nước này sau khi cảnh sát và các lực lượng an ninh trấn áp những người biểu tình đang diễu hành tới Dinh Thủ tướng Na-xơ Mô-ha-mát An A-mát An Xa-ba (Nasser Mohammad Al-Ahmad Al-Sabah) đòi ông từ chức và giải tán Quốc hội. Lực lượng an ninh của chính phủ đã dùng dùi cui trấn áp người biểu tình để ngăn họ tiến tới Dinh Thủ tướng sau khi đã biểu tình lớn trước tòa nhà quốc hội. Các nhân chứng cho biết, có ít nhất 5 người biểu tình bị thương. Nghị sĩ đối lập Mu-xa-lam An Ba-rắc (Moussallam al-Barrack), người từng đứng đầu cuộc biểu tình cùng một số nghị sĩ đối lập khác cho biết, những người biểu tình đã phá cửa tòa nhà quốc hội và tràn vào phòng chính của tòa nhà.

Trong làn sóng bất ổn chính trị ở Trung Đông vừa qua, tại Cô-oét không xảy ra các cuộc biểu tình rầm rộ như ở Ai Cập hay Tuy-ni-di, do có hệ thống phúc lợi rộng rãi. Quốc hội Cô-oét là cơ quan có quyền lực nhất trong số các cơ quan được bầu ở vùng Vịnh. Hồi tháng 1, tiểu vương Cô-oét Sếch Xa-ba An A-mét An Xa-ba (Sheik Sabah Al Ahmed Al Sabah) đã ra lệnh cấp 1000 đi-na (tương đương 3.559 USD) và phiếu ăn miễn phí cho mọi người dân Cô-oét.

Người biểu tình Cô-oét xông vào tòa nhà Quốc hội. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, bất ổn đã gia tăng ở quốc gia dầu mỏ sau khi xuất hiện cáo buộc 16 nghị sĩ nước này đã nhận hối lộ khoảng 350 triệu USD. Các nghị sĩ và lực lượng đối lập đã yêu cầu Quốc vương cách chức Thủ tướng An Xa-ba, cáo buộc Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng và dịch vụ xuống cấp, làm quốc gia vùng Vịnh này rơi vào khủng hoảng chính trị. Các nghị sĩ đối lập đã tìm cách thẩm vấn Thủ tướng An Xa-ba xung quanh cáo buộc các giới chức chính phủ đã tuồn những khoản tiền lớn một cách bất hợp pháp ra nước ngoài. Các nghị sĩ thân chính phủ đã bỏ phiếu bác đề nghị thẩm vấn Thủ tướng An Xa-ba, nhưng các nhóm đối lập đã trình bản kiến nghị khác để buộc phải mở một phiên thảo luận khác vào cuối tháng này.

Thủ tướng An Xa-ba cũng bị sức ép lớn, do bị cáo buộc nỗ lực kéo lùi các quyền tự do chính trị. Kể từ khi đảm nhiệm chức thủ tướng năm 2006, ông liên tục bị phe đối lập chỉ trích, khiến ông phải từ chức 6 lần và phải trải qua ba lần bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội. Tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Cô-oét đã buộc phải từ chức do các sức ép liên quan với cáo buộc chống chính phủ gia tăng.

Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến căng thẳng chính trị gia tăng ở Cô-oét, một đồng minh chiến lược ở phương Tây, đó là kế hoạch của Mỹ sẽ triển khai hàng nghìn lính Mỹ tới Cô-oét nhằm tăng cường lực lượng ở vùng Vịnh sau khi rút khỏi I-rắc. Tháng trước, ở Cô-oét đã xuất hiện làn sóng đình công làm đình trệ hoạt động của hãng hàng không nhà nước và đe dọa làm gián đoạn các hoạt động vận chuyển dầu.

Mai Xuân

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/102/102/167118/Default.aspx