"Người mẹ tuyệt vời" của những đứa con tật nguyền

(BVPL) - Khi bạn đi trải nghiệm thực tế thì mới có thể thấu hiểu cuộc sống xung quanh đâu chỉ là những điều sợ hãi nguy hiểm, đâu chỉ là sự vô tâm, vô cảm, thờ ơ của con người mà vẫn còn nhiều lắm những hành động sưởi ấm tình người. Gặp được bà Đoàn Thị Hoa tôi đã được sáng dạ ra những điều đó... “Này, con phải làm cái này như thế này,...làm thế này nhé,...’u’ đã bảo con bao nhiêu lần con phải nhẹ nhàng vuốt mới tạo được độ cong,...”, bà khéo léo, tận tình chỉ dạy cho cậu bé nhưng giường như cậu vẫn lười nhác không chịu lắng nghe lời của “mẹ” – phải chăng đây là người mẹ thứ hai của những đứa con tật nguyền, không nơi nương tựa.

(BVPL) - Khi bạn đi trải nghiệm thực tế thì mới có thể thấu hiểu cuộc sống xung quanh đâu chỉ là những điều sợ hãi nguy hiểm, đâu chỉ là sự vô tâm, vô cảm, thờ ơ của con người mà vẫn còn nhiều lắm những hành động sưởi ấm tình người. Gặp được bà Đoàn Thị Hoa tôi đã được sáng dạ ra những điều đó... “Này, con phải làm cái này như thế này,...làm thế này nhé,...’u’ đã bảo con bao nhiêu lần con phải nhẹ nhàng vuốt mới tạo được độ cong,...”, bà khéo léo, tận tình chỉ dạy cho cậu bé nhưng giường như cậu vẫn lười nhác không chịu lắng nghe lời của “mẹ” – phải chăng đây là người mẹ thứ hai của những đứa con tật nguyền, không nơi nương tựa.

“ Mẹ” Hoa- người sáng lập ra Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa

“Sống là phải cho đi, sống là để yêu thương, sống là để chia sẻ cảm thông với nhau” sau chuyến đi thực tế tôi đã học hỏi được mẹ Hoa những điều đó đó. Với khuân mặt hiền từ phúc hậu bà đã tạo ấn tượng ngay từ buổi đầu gặp mặt làm tôi có cảm giác gần gũi, thân thiết với bà đến vậy. Bà hướng dẫn cho các học viên của mình một cách kiên nhẫn, tỉ mỉ, vui vẻ,...có trách mắng có chê khen tạo cảm giác thân quen, yêu thương. Dù cho những lúc các học viên bướng bỉnh không nghe lời, những lúc họ còn cãi lại trách bà,…vậy mà bà vẫn kiên nhẫn...để yêu thương những đứa con này.

Bà Đoàn Thị Hoa là người sáng lập ra Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, và đã hoạt động được gần 10 năm thành lập (từ 28/8/2007 – 28/8/2017). Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa ngụ tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 04/QĐ-GDTE, trực thuộc Tổ chức hỗ trợ giáo dục trẻ em thiệt thòi (OSEDC) Việt Nam. Tạo việc làm cho khoảng 50 người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn . Với mục đích phi lợi nhuận, bà đã hướng dẫn dạy nghề cho các bạn mà không mất phí bên cạnh đó bà còn hỗ trợ cho các bạn tạo cơ hội việc làm cho các bạn, giúp các bạn có nhiều niềm vui và tìm ra ý nghĩa để sống.

Những năm đầu thành lập cơ sở Quỳnh Hoa gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, về các lựa chọn nghề phù hợp các bạn, rồi cả những khó khăn về vấn đề tiêu thụ sảm phẩm đã hoàn thiện sảm phẩm nhưng làm sao bán được hàng để hỗ trợ phần nào phụ phí cho các bạn học viên. Ban đầu cơ sở còn chưa được ngân sách hỗ trợ phụ cấp, nên gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Sau nhiều năm nỗ lực học hỏi khắc phục được những khó khăn cùng với đó là sự hỏi thăm hỗ trợ giúp đỡ các bạn tình nguyện viên, các tổ chức Từ Thiện, các nhà hảo tâm các Doanh nghiệp, cùng với các báo đài Trung Ương địa phương giúp đỡ. Đến nay trung tâm đã có những sựu ổn định vè mặt tài chính cũng như cơ hội việc làm cho các bạn học viên được đầy đủ.

Được biết năm 2005 bà đi giúp một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật rồi phải chi là duyên trời giàng buộc, bà có suy nghĩ sao không trực tiếp giúp họ ngay tại nhà mình. Vậy là đến năm 2007, bà Hoa xin phép thành lập cơ sở dạy nghề nhân đạo. Ban đầu bà bị gia đình phản đối, Nhưng sau chồng bà là ông Nguyễn Hữu Tấn đã ủng hộ và giúp đỡ bà khi bắt đầu công việc đầy khó khăn. Chỉ cần vậy cũng đã là nguồn động lực vô cùng lớn để bà có thể trao gửi sẻ chia những yêu thương đến những đứa con của mình,…

Trung tâm đã có biết bao niềm vui đã xây được biết bao là hạnh phúc, đã cưu mang chở che biết bao nhiêu đứa trẻ có hoàn cảnh thiệt thòi, khuyết tật. Hiện tại số học viên mà cô đang trực tiếp giảng dạy ở trung tâm là 50 người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ mồ côi,trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó có 35 người được bà cho ở nội trú ,... khi bà Hoa nhìn bàn tay, đôi chân của họ và nhận tất cả những ai có khả năng tự chăm sóc bản thân, dù họ bị khuyết tật vận động, câm điếc hay thiểu năng trí tuệ. Có vài người ở gần thì được gia đình sáng đưa đến, tối đón về. Còn người ở xa thì được bố trí chỗ ăn ở tại chỗ.họ được phụ cấp tiền nhà ở chỉ phải đóng phụ tiền ăn là 300.000/1người/tháng. Các sảm phẩm do chính họ tạo ra sẽ được trả lương phù hợp với tay nghề và năng xuất.

Khi được phỏng vấn cô cô đã vui vẻ trả lời từng câu hỏi của tôi với sự thoải mái không e dè không né tránh, bà bày tỏ rõ những quan điểm những suy nghĩ của bản thân về các học viên của mình về những khó khăn mà mình bà đã vững tin và cố gắng vượt qua nó. “Dạy học sinh khó hơn người thường” – những bạn bị tật nguyền, cụt mất cánh tay hay mất đi đôi chân,hay những bạn mồ côi cha mẹ không nơi nương tựa, chất độc màu da cam...Bà đã không hề coi thường kinh miệt mà họ mà bà đã dang rộng bàn tay cưu mang, che trở và giúp đỡ họ .Ban đầu bà phải tìm những công việc thật phù hợp với các bạn: “Các em đến đây đều bị khuyết tật, khó khăn về điều khiển, vận động tay, chân. Bởi vậy tôi phải tìm công việc phù hợp cho các em. Ban đầu tôi cho các em học máy khâu nhưng nhiều em không học được. Bởi quá nhiều hàng lỗi, khách hủy đơn hàng, tôi xoay sang làm hàng mã. Nhưng làm mã cũng không ổn, các em lại phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, phẩm màu. Cuối cùng thì mặt hàng thủ công tranh giấy cuộn và con giống làm bằng giấy cuộn là phù hợp với các em hơn cả. Để có được những sản phẩm như hôm nay, chúng tôi đã phải mày mò rất nhiều, các em cũng mất nhiều thời gian học, tôi đã cố gắng tạo cho các con niềm đam mê chăm chỉ với nghề”. Và thành quả mà tôi nhìn thấy được là những sảm phẩm tinh tế, tỉ mỉ và rất đáng yêu. Bên cạnh đó sự hỗ trợ về tài chính hầu hết là do tự thân vận động.

Khi hỏi về những niềm vui trong cuộc sống bà Hoa vui vẻ trả lời : “ các em có nghề nuôi sống bản thân là tôi vui rồi, được trông thấy các em vui vẻ cùng nhau chia sẻ giúp đỡ yêu thương được sống ở môi trường chàn ngập tiếng cười điều đó giúp tôi tìm thấy niềm tin vào cuộc sống này và thấy nó ý nghĩa hơn khi chúng ta trao gửi yêu thương đến mọi người, nhất là với những người có hoàn cảnh khó khăn”.Bà còn có những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống đó là được bên các cháu mình, hay chăm chỉ trồng vườn rau sạch để cung cấp thực phẩm cho mọi người ở trung tâm, mong họ được ăn những thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh.

Chính tình yêu thương của bà Hoa đã làm cho các học viên cảm nhận thấy một tình thương tình yêu ngọt ngào của người mẹ ruột dành cho các con, mọi người ở trung tâm vẫn thân mật gọi bà là “u” là “mẹ” .Những sự quan tâm ngọt ngào hay những niềm sẻ chia đó đã dậy nên một truyền thống tốt đẹp cử dân tộc ta đó là tinh thần đoàn kết “lá lành đùm lá rách”- lá rách ít bọc lá rách nhiều,…

Bà Hoa đã mở rộng trái tim bao la của người mẹ và dành tình thương đến những đứa con tật nguyền bà có một nghị lực phi thường để bảo vệ chở che cho các con của mình. Không cầu danh vọng tiền tài , không vì mục đích lợi nhuận kinh tế bà vẫn luôn dang rộng cánh tay cưu mang chở che cho “những đứa con tật nguyền” của mình với hình thức phi lợi nhuận để bà nhận về đó là tình thương đó là niềm tin của các em , đó là tiếng cười niềm hạnh phúc khi các em nhận được sự yêu thương từ bà. Và đó cũng chính là động lực lớn nhất để bà bước tiếp trên con đường thiện nguyện của mình.

Minh Thuận

Nguồn BVPL: http://baobaovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/phong-su-xa-hoi/201706/nguoi-me-tuyet-voi-cua-nhung-dua-con-tat-nguyen-2557352/