Nguy hiểm khó tả súng cối lớn nhất thế giới của Nga

Với cỡ nòng lên tới 240mm, 2S4 Tylpan được xem là hệ thống pháo cối tự hành lớn nhất thế giới hiện nay, sở hữu khả năng tác chiến có '1-0-2'.

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố loạt hình ảnh một đơn vị của Quân khu phía Đông (VVO) thuộc vùng lãnh thổ Primorsky thực hiện cuộc diễn tập, chuyển trạng thái chiến đấu và hành quân tới địa điểm định sẵn với khẩu cối tự hành lớn nhất thế giới 2S4 Tyulpan . Nguồn ảnh: Tass

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố loạt hình ảnh một đơn vị của Quân khu phía Đông (VVO) thuộc vùng lãnh thổ Primorsky thực hiện cuộc diễn tập, chuyển trạng thái chiến đấu và hành quân tới địa điểm định sẵn với khẩu cối tự hành lớn nhất thế giới 2S4 Tyulpan . Nguồn ảnh: Tass

Trong khuôn khổ cuộc diễn tập đẩy lùi các cuộc tấn công của "kẻ thù", pháo cối tự hành 2S4 Tylpan được đưa vào chiến đấu. Chiếc xe bánh xích với một khẩu pháo cỡ nòng 240 mm lớn nhất trong nhóm "hoa" pháo, gồm có "Gvozdik", "Akatsia", "Giatsint" và "Pion". Tất cả đều phục vụ trong lực lượng tên lửa chiến lược và pháo binh của các lực lượng vũ trang Nga. Nguồn ảnh: Tass

Trong những tháng cuối năm 2016, các đơn vị của quân khu phía Nam cũng được gia tăng đáng kể khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các binh sĩ đã nhận được hơn 150 thiết bị vũ khí quân sự, bao gồm cả pháo cối Tyulpan-2S4 (Tuylips). Nguồn ảnh: Tass

Trên thế giới hiện nay không có loại pháo cối nào tương tự như Tyulpan 2S4 của Nga, cỡ nòng siêu lớn của nó vượt qua các loại cối thông thường cỡ nòng khoảng 100 mm. Với tầm bắn lên tới 20 km đầu đạn nổ phá mảnh có khả năng phá hủy các tòa nhà kiên cố, doanh trại quân đội và xe bọc thép của địch. Nguồn ảnh: Tass

Khi chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu, nhờ hệ thống thủy lực nâng hạ mất 5 phút và ngược lại mất 10 phút. Khoang chứa đạn nằm ở thân xe. Pháo thủ lấy đạn từ khoang chứa và đưa tới cơ cấu đẩy đạn để nạp vào khóa nòng của súng cối nhờ bàn điều khiển kiểu cầm tay. Khẩu đội trưởng kiêm trưởng xe dùng bàn điều khiển cầm tay để phát hỏa. Nguồn ảnh: Tass

Số lượng đạn dược của cối tự hành 2S4 Tyulpan trong khoang là 20 quả đạn cối nổ mảnh nặng 134 kg hoặc 10 đạn phản lực-tích cực khối lượng 230 kg. Khi tải đạn lên xe từ mặt đất có một tời. Tầm bắn với đạn cối thông thường khoảng 7-9 km và 17-19 km với đạn phản lực-tích cực. Nguồn ảnh: Tass

Kho đạn cối của Tyulpan-2S4 gồm có: đạn chùm và đạn nổ phá mảnh, bao gồm cả đầu đạn tự dẫn đường "Smelchak". Ngoài ra các nhà thiết kế cũng phát triển đạn gây cháy "Saida" với bom napalm, đạn neutron "Smola" và "Fata". Tyulpan-2S4 còn bắn được cả đạn phản lực-tích cực với đầu đạn hạt nhân công suất hai kiloton. Nguồn ảnh: Tass

Ngoài ra, cối tự hành Tyulpan 2S4 còn được trang bị một súng máy PKT 7,62 mm, được gắn trên tháp chỉ huy dùng để phòng vệ hoặc yểm trợ hỏa lực khi cần thiết. Nguồn ảnh: Tass

Pháo cối tự hành Tyulpan có trọng lượng 27 tấn, thiết kế trên khung gầm xe bánh xích dải mìn GMZ được trang bị động cơ diesel công suất hơn 500 mã lực. Nó có thể vượt qua những địa hình mấp mô, hào rãnh nhỏ. Tốc độ di chuyển trên đường cao tốc lên tới 60 km/h. Kíp lái 5 người. Nguồn ảnh: Tass

Một trong những tính năng chính của Tyulpan 2S4 có khả năng bắn từ góc nâng tối đa. Khi sử dụng loại đạn đặc biệt, quỹ bay đạn gần như thẳng đứng. Đặc điểm độc đáo này ngoài quân đội Nga chưa có loại vũ khí nào của nước ngoài có thể làm được như vậy cho đến nay. Nguồn ảnh: Tass

Các lô hàng đầu tiên của loại "hoa" cỡ nòng lớn được sản xuất vào năm 1969. Hai năm sau, pháo cối đã được chấp nhận đưa vào biên chế lực lượng vũ trang Liên Xô với mã số 2S4. Việc sản xuất loạt bắt đầu vào năm 1972 tại nhà máy chế tạo máy Ural. Cho đến năm 1988, nhà máy sản xuất khoảng 580 súng cối. Nguồn ảnh: Tass

So với cối xe kéo M240, phần lớn cơ cấu động lực đã được áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật quan trọng cho phép pháo thủ tính toán đủ nhanh để chuẩn bị cho chiến đấu và thu hồi sau khi bắn. Hệ thống thủy lực cho phép chuyển chế độ từ hành tiến sang chiến đấu và ngược lại. Nâng góc theo phương thẳng đứng, nạp đạn theo phương ngang,…Nguồn ảnh: Tass

Tyulpan-2S4 trở thành vũ khí cực nguy hiểm vào giữa những năm 1980, khi đó nó có thể bắn được loại đạn đặc biệt tự dẫn 1K113 với biệt danh "kẻ liều lĩnh". Khi bắn đi, đầu đạn tự điều chỉnh quỹ đạo bằng đầu chỉ thị mục tiêu bằng laser. Nó liên tục chiếu sáng mục tiêu, đầu đạn bay tới đúng nơi tia laser chỉ vào. Đầu tự dẫn laser được kích hoạt trong pha cuối vài giây trước khi lao vào mục tiêu. Nguồn ảnh: Tass

Trong chiến tranh ở Afghanistan. Tyulpan-2S4 đã phá hủy các ụ súng trong các hang đá và hang động vùng rừng núi bằng đạn cối tự dẫn “Smelchak-1”, các căn cứ trên các con đường và đèo núi từ khoảng cách 2,5-8,4 km. Theo các nguồn tin, có khoảng 120 hệ thống pháo cối 2S4 đã tham gia vào các trận đánh trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Tass

Tyulpan-2S4 lại được sử dụng trong các chiến dịch Chechnya lần thứ hai khi chiếm Grozny vào cuối năm 1999 - đầu năm 2000. Tyulpan-2S4 được sử dụng để phá hủy các cấu trúc bê tông ở những khu vực miền núi, nơi mà các loại pháo thông thường cỡ 152 mm không làm được. Nguồn ảnh: Tass

Thư Hoàn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nguy-hiem-kho-ta-sung-coi-lon-nhat-the-gioi-cua-nga-791995.html