Nguyên TGĐ Viseri bị truy tố oan?

Tháng 1/2003 ông Dương Xuân Túy tiếp nhận ghế TGĐ TCty Dâu tằm tơ Việt Nam (gọi tắt là VISERI) có trụ sở tại Bảo Lộc, Lâm Đồng trong bối cảnh TCty này đang thua lỗ, nợ nần chồng chất. Thế nhưng, nhờ sự nỗ lực vượt bậc, ông Túy đã từng bước vực Viseri làm ăn có lãi. Thay vì tán dương biểu thưởng, ông lại bị khởi tố và kết án tới 10 năm tù.

Có không sự tranh quyền đoạt lợi Ông Dương Xuân Túy – Người đang bị kết án tới 10 năm tù đau buồn tìm đến Tòa soạn NNVN kêu oan Việc ký biên bản ghi nhớ theo quy định của HĐQT cũng như điều lệ Viseri thuộc thẩm quyền TGĐ. Ấy thế nhưng khi ông Dương Xuân Túy ký vào biên bản ghi nhớ với đối tác Nhật Bản thì cơ quan điều tra nói ông phạm tội. Công thành tội Ngày 15/10/2004 ông Dương Xuân Túy- TGĐ Viseri, ông Phạm Sỹ Toán – GĐ Cty SX&KD XNK dâu tằm tơ (Simexco) và ông Kosho Matsunaga - TGĐ Cty Matsumura (Nhật Bản) có ký Biên bản ghi nhớ “tay ba”. Theo biên bản này, các bên nhất trí áp dụng các biện pháp tích cực để có thể cạnh tranh với Trung Quốc khi việc dỡ bỏ hạn ngạch của TWO với Việt nam bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2005. Bởi theo tài liệu của NNVN, năm 2004 nước đứng đầu về XK tơ tằm vào Nhật Bản là Trung Quốc với 13.284 tấn trong khi Việt Nam có 7.075 tấn, sang năm 2005 Trung Quốc tăng lên tới 18.977 tấn thì Việt Nam chỉ có 7.549kg. Do bối cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn của ngành tơ tằm, ông Dương Xuân Túy chấp nhận ký vào Biên bản ghi nhớ trong đó có việc giảm đơn giá gia công tơ xe. Nên nhớ mức giá này so với các Cty bên ngoài vẫn khá cao, cụ thể so với Cty TNHH Bảo Hưng thì toàn bộ mặt hàng tơ xe cùng loại, cùng thời điểm của Viseri cao hơn, bù lại phía đối tác Nhật Bản sẽ hợp tác với Viseri, Simexco đầu tư một NM xe tơ mới (hiện là NM Xe tơ 5). NM này được trang bị 20 máy xe tơ đôi của Ý, 50 máy xe tơ đơn của Nhật Bản và các máy móc phụ trợ khác như máy côn, máy dầu…Không những thế, sau khi ký biên bản phía Nhật Bản còn đầu tư thêm 4 máy xe đôi, 2 máy đánh cồn soft cho NM Xe tơ 3 Thái Bình, 4 máy xe tơ đôi của Ý cho NM Xe tơ 1. Phía Msatsumura còn chấp nhận hợp tác với Simexco và XN Chế biến tơ tằm Bảo Lộc thành lập NM Dệt lụa kimono với quy mô 50 máy dệt và các thiết bị phụ trợ khác. Hợp đồng áp dụng từ ngày 1/1/2005 đến ngày 24/4/2005. Như vậy có thể nói, việc ký hợp đồng đã đem lại vô số lợi thế cho Viseri. Chưa kể, việc giảm giá đã được phía đối tác Nhật Bản yêu cầu suốt từ năm 2003 đến nỗi Cty này còn đe dọa nếu không chấp nhận sẽ đầu tư 100 máy xe tơ ở Trung Quốc vì nguồn tơ Trung Quốc quá lớn và rẻ. Không chung chi Để làm rõ có hay không việc “lót tay” của phía đối tác Nhật Bản khiến ông Dương Xuân Túy ký vào bản ghi nhớ nói trên, tài liệu điều tra của NNVN cho thấy ông Dương Xuân Túy không được hưởng dù chỉ…1 đồng. Tại biên bản ghi lời khai hồi 8 giờ 30 ngày 13/8/2008 tại trụ sở Viseri, ông Phạm Minh Nhường – điều tra viên thuộc Cơ quan CSĐT Công an Lâm Đồng và phiên dịch đã làm việc với ông Kosho Matsunaga - TGĐ Cty Matsumura (người trực tiếp ký thỏa thuận). Ông Kosho Matsunaga nói: “Tôi xin khẳng định không chi bất cứ khoản tiền hoa hồng, bồi dưỡng nào cho cá nhân ông Túy hoặc người nào khác nhằm đạt được thỏa thuận giảm giá gia công tơ xe, phí xuất nhập khẩu với Viseri”. Ông Dương Xuân Túy: Tôi sẽ kêu oan tới cùng Khi tôi bị khởi tố cả gia đình họ tộc vô cùng bàng hoàng vì tôi không hề tham ô, nhận hối lộ. Nếu tôi nhận dù chỉ một đồng hãy bắt tôi ngay. Việc tôi ký giảm giá gia công là tình thế bắt buộc muốn tạo công ăn việc làm và đưa Viseri phát triển hơn nữa. Nếu chỉ căn cứ vào việc ký hợp đồng không thông qua HĐQT để bắt thì ai còn dám kinh doanh, thử hỏi trao quyền cho TGĐ làm gì? Trả lời điều tra viên, rằng cuộc thương lượng diễn ra ở đâu, thành phần, nội dung cuộc họp bàn về vấn đề gì, ông Kosho Matsunaga cho biết: “Cuộc họp diễn ra tại trụ sở Viseri, thành phần có tôi –Matsunaga, ông Túy, kế toán trưởng, ông Toán –GĐ Simexco và một người nữa của Viseri. Nội dung chính của buổi làm việc là tôi đưa ra vấn đề, nếu Viseri chấp nhận giảm giá gia công tơ xe và phí XNK thì sẽ đầu tư cho NM Xe tơ 5. Tôi xin nhấn mạnh, cuộc họp là cả quá trình bàn bạc đàm phán giữa hai bên từ năm 2003 chứ không chỉ diễn ra ở cuộc họp này”. Cũng theo ông Kosho Matsunaga: “Về vấn đề phí tôi đã than phiền rất nhiều lần với Viseri và Simexco vì lượng hàng gia công chúng tôi đưa sang ngày càng tăng mà phí XNK quá cao, nếu Viseri và Simexco không chấp nhận giảm phí thì chúng tôi sẽ mở VPĐD tại Việt Nam để tự làm. Bảng giá gia công và phí XNK này là do phía chúng tôi đưa ra” – ông Kosho Matsunaga khẳng định. Như vậy, có thể thấy tính minh bạch cũng như tầm nhìn phát triển TCty của ông Dương Xuân Túy thông qua việc ký biên bản ghi nhớ. Nhiều người cho rằng việc “hình sự hóa” việc làm nói trên là do một số người trong Viseri muốn “tranh quyền đoạt lợi” với ông Dương Xuân Túy sau khi ông này dày công vực Viseri từ “vực thẳm” đi lên. (Còn nữa)

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/25/25/25/41302/default.aspx