Nhạc ta truyền thống với nhạc phương Tây: Sáng tạo hay lai căng?

Nhiều năm trở lại đây, âm nhạc Việt bắt đầu xuất hiện những dự án nghệ thuật đi theo con đường thể nghiệm khi cho nhạc truyền thống kết hợp với hiện đại. Liệu đây có phải là sự lai căng khó hiểu?

Cách đây không lâu, trên sâu khấu Nhà hát kịch Việt Nam đã xuất hiện vở “Chuyện nàng Kiều” với nhiều thể nghiệm mới mẻ, đột phá. Khán giả xem nhạc đã hết sức bất ngờ với cách dàn dựng của NSND Anh Tú. Trong vở diễn này, gần 20 ca khúc được ca sĩ Giáng Son chuyển thể từ thể thơ lục bát truyền thống trong “Chuyện nàng Kiều”. Vở diễn đã tạo ra những hiệu ứng lớn trong lòng khán giả. Sự thể nghiệm mới đã tạo ra những thành công ban đầu.

Việc kết hợp giữa hầu đồng và piano đã tạo ra sự khác biệt nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Nói về sự kết hợp giữa cổ và kim cũng cần phải nhắc đến Phó An My, một trong những người “dám điên” khi cho nghệ thuật truyền thống “đối thoại” với nhạc khí hiện đại. Show diễn “Gió’ của Phó An My đã trải qua hành trình từ Nam ra Bắc đã đạt được thành công. “Gió” là một cuộc trình diễn đối thoại, tương tác và song hành giữa pianio và… chèo cổ Việt Nam thông qua vở diễn kinh điển Quan Âm Thị Kính. Trước gió Phó An My đã thành công với “Lửa” (năm 2014), “Bóng” – piano(2011), sự kết hợp táo bạo gữa tuồng, hầu đồng và piano…

Cũng là một sự phá cách táo bạo khác, nghệ sĩ violin Hoàng Rob đã công bố “Hừng Đông” của mình với sự đối thoại giữa violin và đàn nhị. Tuy nhiên, trước khi được đánh giá cao, Hừng Đông đã từng vấp phải nhiều sự phản đối vì sợ rằng nó sẽ làm sứt mẻ vẻ đẹp thuần khiết của tiếng đàn violin.

Những lo ngại như dự án của Hoàng Rod cũng là sự lo ngại chung của nhiều người đối với văn hóa tuyền thống, nhất là trong thời kỳ văn hóa truyền thống đang phải cạnh tranh khốc liệt với làn sóng văn hóa từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Phương Tây.

Diễn xướng của không gian văn hóa truyền thống đã có những biến đổi quan trọng.

Những sự kết hợp này rất dễ làm ảnh hưởng tới sân khấu truyền thống với những không gian văn hóa đặc trưng của người Việt.

Nhà biên kịch chèo Trần Đình Ngôn đã bày tỏ quan điểm với PV báo Người Đưa Tin: “Có thể nói, hiện nay những vở chèo mới được dựng bằng kịch bản mới hay cũ khiến cho không ít người tò mò.

Tuy nhiên nhưng “tuổi thọ” của những vở chèo này lại không cao. Rất nhiều người muốn làm mới những vở chèo cổ, nhưng khổ nỗi cái mới lại không có hồn, không hay về mặt nghệ thuật, biên kịch, thậm chí dở về mọi mặt. Dù họ có thích cải cách, muốn làm cái mới nhưng lại không thể bằng cái cũ, hay chất lượng không cao những vẫn chấp nhận dàn dựng, không thể làm hay hơn các cụ thời xưa điều này khiến các nhà chuyên môn, công chúng lo lắng.

Tại nhiều hội diễn nghệ thuật truyền thống, các đoàn chèo dựng lại vở cách đây 20 năm nhưng chất lượng nghệ thuật lại không bằng đơn vị đã dựng từ đầu. Bởi họ không dựng bằng cái yêu cầu phải làm vượt lên, mà chỉ làm cho nó xong”. Còn nhạc sĩ Thụy Kha lại cho rằng, đây là một hướng đi mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn đồng thời cũng yêu cầu sự cẩn trọng của những người đi tiên phong.

Còn nhạc sĩ Thụy Kha cho biết: “Tôi cũng đã biết đến sự kết hợp này của một số nhạc sĩ trẻ Việt Nam như Phó An My và Trần Mạnh Hùng. Những sự kết hợp này đã tạo ra những tiếng vang lớn cho âm nhạc Việt và đây là một xu hướng đáng làm. Tuy nhiên, hướng đi này cũng rất khó, đòi hỏi người đi theo xu hướng mới phải có sự hiểu biết thật sâu sắc về văn hóa truyền thống. Chỉ sự hiểu biết sâu rộng mới có thể tôn vinh và làm nổi bật những giá trị của văn hóa truyền thống của người Việt. Cho dù bất kỳ loại hình nghệ thuật hay âm nhạc nào cũng vậy, mọi sự cẩu thả trong hoạt động đều dẫn đến những sản phầm tồi”.

Trần Phương

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/nhac-ta-truyen-thong-voi-nhac-phuong-tay-sang-tao-hay-lai-cang-a311299.html