Nhảm nhí của nhảm nhí!

Thời gian gần đây, liên tục trên các trang mạng lùm xùm chuyện một nữ ca sĩ một phút lỡ lời trong một game show đã xúc phạm một nghệ sĩ hài lớn tuổi diễn chung.

Cái chuyện ứng xử thiếu văn hóa kia là đề tài hấp dẫn để câu view nên các trang mạng đã liên tục đổ dầu vào lửa và thổi phồng chuyện “ruồi bu” này. Như những scandal nhảm nhí khác đầy rẫy trên các trang mạng, kiểu như cái tin thực thực hư hư sắp có đám cưới của hai nam ca sĩ với “mối tình đẹp” gần 15 năm của họ tràn ngập các trang mạng mà nhiều người có chút tự trọng hay liêm sỉ rất ngại xem hay nhắc đến.

Cái chuyện ứng xử thiếu văn hóa kia là đề tài hấp dẫn để câu view nên các trang mạng đã liên tục đổ dầu vào lửa và thổi phồng chuyện “ruồi bu” này. Như những scandal nhảm nhí khác đầy rẫy trên các trang mạng, kiểu như cái tin thực thực hư hư sắp có đám cưới của hai nam ca sĩ với “mối tình đẹp” gần 15 năm của họ tràn ngập các trang mạng mà nhiều người có chút tự trọng hay liêm sỉ rất ngại xem hay nhắc đến.

Các game show nhảm, hài nhảm, hài tục, diễn viên hài nhí nha nhí nhố, MC nhố nhăng tha hồ tung hứng những ngón chọc cười rẻ tiền tràn ngập trên các kênh truyền hình không chỉ gây phản cảm mà còn gây ảnh hưởng xấu tới trẻ con. Nó góp phần kéo gu thẩm mỹ ngày càng xuống thấp. Ca sĩ Mỹ Linh, một diva nổi tiếng đứng đắn, phát biểu với một tờ báo mạng rằng “những bài hát có ca từ nhảm nhí, vô nghĩa là sự thất bại của nền giáo dục hiện nay”. Nghe thật xót xa cho nền giáo dục nước nhà. Đáng lo nhất là hiện nay phong trào nhạc chế đang như sóng vỡ bờ, những bài ca nhảm nhí đó lại được những “bàn tay quỷ ám” nào đó chế thành những lời lẽ có nhiều câu ca tụng bạo lực và cả những câu rất tục tĩu mà bọn trẻ con vừa hát vừa cười một cách vô tư.

Bên cạnh ảnh hưởng xấu của các game show nhảm, tấu hài nhảm, nhạc nhảm, nhạc chế bậy bạ còn có quảng cáo nhảm thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng - nhất là truyền hình - cũng gây ảnh hưởng xấu đối với trẻ con. Bản thân tôi nhiều khi đang coi tivi mà gặp các quảng cáo nhảm nhí, phản cảm tôi tức khắc tắt cho đỡ bực mình. Như một công ty dược quảng cáo thuốc sổ mũi chống dị ứng, viêm xoang gì đó quay một clip mấy thanh niên đứng trên xe buýt vô tư hắt hơi trước bao nhiêu hành khách. Điều lịch sự tối thiểu, hành vi tối kỵ ấy ai cũng biết, cũng thấy nhưng cái quảng cáo ấy vẫn tiếp tục phát trên truyền hình từ tháng này qua tháng khác. Hay cả tháng nay, cứ mở tivi kênh VTV nào cũng thấy chiếu clip quảng cáo nước ngọt Dr Thanh với hình ảnh một anh thanh niên đứng dưới đất ngước lên lầu đòi chai nước ngọt: “Trả chai đốc-tờ Thanh đây”. Và giọng một cô gái chanh chua: “Trả thì trả”, rồi cô ném chai nước xuống cho anh chàng chụp lấy, gỡ nhãn chai nước dò thưởng mặt trong nhãn. Phải kể dài dòng như vậy để thấy sự phản cảm của kịch bản clip quảng cáo mà chắc là đã được “dày công” dựng!

Nhân viết về những cái nhảm của nhảm, chợt nhớ mấy tháng trước VTV có giới thiệu những kỷ lục Việt Nam năm 2016 của Hội Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Đặc biệt có một kỷ lục cực kỳ vô cảm, thiếu tính nhân văn, đó là kỷ lục “Người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất tại Việt Nam” được trao cho cụ Nguyễn Đường, 82 tuổi, ở Hội An. Không cần bình luận thì ai cũng thấy rõ ràng những người nghĩ ra cái kỷ lục kỳ cục này đã đánh mất tính nhân bản!

PHẠM CHU SA

Nguồn PLO: http://plo.vn/xa-hoi/nham-nhi-cua-nham-nhi-703405.html