Nhân sự vẫn là vấn đề then chốt

PNO - “Được cảm thông, giúp đỡ, bảo vệ” là một trong những yêu cầu lớn nhất của các nạn nhân bị bạo hành gia đình. Và đó cũng chính là lý do để báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh mở cuộc tọa đàm Xây dựng hiệu quả mô hình địa chỉ tin cậy cồng đồng vào chiều 14-10 vừa qua.

Quang cảnh chung của buổi tọa đàm Đến tham dự buổi tọa đàm có các đại biểu của quận Tân Phú, Bình Tân và quận 12, những quận đã thành lập được các Địa chỉ tin cậy cộng đồng trong thời gian vừa qua. Từ những kinh nghiệm hoạt động thực tế của mình, các đại biểu đã đóng góp cho cuộc tọa đàm nhiều ý kiến, đề xuất thiết thực và bổ ích. Từ những hoạt động thực tiễn Tháng 8-2008, quận Tân Phú đã ra mắt Địa chỉ tin cậy cộng đồng (ĐCTCCĐ) đầu tiên tại nhà của một cán bộ Hội. Cho đến nay, mô hình này đã được nhân lên là 10 điểm, giải quyết giúp đỡ cho 17 trường hợp bị bạo hành, 3 trường hợp tạm lánh. Tại quận Bình Tân, địa điểm Địa chỉ tin cậy cộng đồng chùa Bình An cũng đã tiếp nhận giúp đỡ cho 16 trường hợp bị bạo hành, giải quyết cho 4 trường hợp tạm lánh. Đây là một mô hình rất mới, vì thế việc tổ chức, thực hiện của các địa phương vẫn vừa làm vừa rút kinh nghiệm là chính. Hiện nay, đại đa số các Địa chỉ tin cậy cộng động đang được đặt ở nhà dân. Các thành viên tích cực tham gia công tác lại thường là những người lớn tuổi. Các trường hợp bạo hành thường xảy ra vào đêm khuya. Làm sao biết được các đối tượng này thực sự cần sự giúp đỡ? Làm sao tránh được những trường hợp giả danh đề cướp của? Thậm chí, “Các nạn nhân sau khi bị đánh, chạy đến chúng tôi, lỡ có chết vì thương tích thì biết giải quyết ra sao?” Bà Nguyễn thị Kim Vui, Chủ tịch Hội Phụ nữ quận Tân Phú băn khoăn. Bà Khánh Tâm, Phó chủ tịch HLHPN thành phố, Tổng biên tập báo Phụ nữ thành phố, Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm Vấn đề kinh phí cũng được đề cập: Nước nôi, ăn uống, ngủ nghỉ cũng là một trong những vấn đề đầu tiên và lâu dài cần phải giải quyết. Sau đó là đến những nhu cầu vật chất phục vụ cho công tác như sách vở về luật, kinh phí mua các dụng cụ văn phòng, túi cứu thương…Đó là chưa kể đến chuyện lương bổng hay thù lao cho các thành viên tham gia điều hành Địa chỉ tin cậy công đồng. Nóng nhất vẫn là nhân sự của Ban điều hành các Địa chỉ tin cậy công đồng. Có nơi, người “đứng mũi chịu sào “ là cán bộ Hội, cũng có nơi là chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc… Việc tổ chức xây dựng vẫn còn theo yêu cầu thực tế: ai có khả năng thì làm. Trang bị kỹ năng cho người tham gia công tác là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chị Hồ thị Hồng Đào (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú) cho rằng: “Thực ra với những trường hợp bị đánh, cách giải quyết còn khá đơn giản, vì chúng tôi có sự giúp sức của chính quyền, công an. Khó khăn nhất chính là các trường hợp bạo lực về kinh tế, bạo lực tình dục. Nạn nhân tìm đến chúng tôi như tìm đến bác sĩ, nhà tâm lý. Làm sao có đủ trình độ hiểu biết tâm lý, pháp luật để tư vấn, giúp đỡ cho họ là một vấn đề không đơn giản. Trang bị kỹ năng còn giúp cho cán bộ phát hiện sự thật vấn đề, bởi “Người đến kêu cứu chưa chắc đã nói đúng sự thật hoàn toàn” Mặt khác, hiện nay, người tích cực tham gia công tác này đều lớn tuổi, sức khỏe không có, khả năng theo học các khóa tập huấn cũng đã hạn chế, vậy làm sao vận động được người trẻ tham gia vào công tác tư vấn…?” Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UB ND quận 12, đóng góp ý kiến cho buổi Tọa đàm Vấn đề nhân sự vẫn là yếu tố quan trọng nhất Ba vấn đề lớn nhất được đặt ra tại cuộc tọa đàm nhằm tìm ra những tiêu chuẩn để xây dựng hiệu quả mô hình Địa chỉ tin cậy cộng đồng. Đó là vấn đề nhân sự, vấn đề công tác tổ chức và vấn đề kinh phí. Bà Nguyễn Thị Kim Vui (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tân Phú): "Chúng tôi trông chờ vào các lớp kỹ năng”. Theo ông Lê Văn Quang, chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12, Yếu tố quan trọng nhất để đạt được sự thành công cho mô hình Địa chỉ tin cậy cộng đồng, chính là con người. Ông Quang, đưa ra những tiêu chuẩn khái quát như: “Đó phải là những người có uy tín trong cộng đồng, sau đó là kỹ năng tư vấn, kiến thức, hiểu biết”. Tuy nhiên, ông Quang cũng nhìn nhận “Đó là những đòi hỏi khá cao” Anh Định Trần Ngọc Tiên (công an quận 12) nhấn mạnh “các thành viên của Địa chỉ tin cậy cộng đồng cần phải có được những kỹ năng cơ bản về tư vấn tâm lý và các luật cơ bản như luận Hôn nhân gia đình, luật Phòng chồng Bạo lực gia đình…” Các đại biểu cũng đã bàn nhiều về thành phần của ban điều hành các địa chỉ tin cậy công đồng. Công an, tư pháp, đoàn thể là những thành phần không thề thiếu trong công tác bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân của nạn Bạo hành gia đình. Tuy nhiên, theo bà Khánh Tâm, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố,tổng biên tập báo Phụ nữ , thì Địa chỉ tin cậy cộng đồng giữ chức năng tư vấn, chứ không phải là một nhà tạm lánh. Nơi này được lập ra là đề giúp các nạn nhân “trở về và hàn gắn những rạn nứt mâu thuẫn gia đình. Do vậy, Hội phụ nữ phải giữ vai trò chủ chốt trong cá Ban điều hành này. Thanh Nhàn

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://www.phunuonline.com.vn/honnhan-giadinh/2009/Pages/toa-dam-xay-dung-hieu-qua-mo-hinh-dia-chi-tin-cay-cong-dong.aspx