Nhân viên đổi thị thực lấy sex, buôn người và dính líu với trùm ma túy

Một nhân viên ngoại giao Mỹ ở Guyana, quốc gia ở Nam Mỹ vừa bị cáo buộc bán thị thực (visa) để đổi lấy quan hệ tình dục. Scandal được khui ra sau khi cơ quan chức năng điều tra một vụ việc có thể là hoạt động buôn người quy mô lớn.

Edy Zohar Rodrigues Duran.

Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây xác nhận, một trong các quan chức của cơ quan này là mục tiêu của cuộc điều tra đối với "cáo buộc về sai phạm liên quan đến một nhân viên lãnh sự từng được giao nhiệm vụ ở Georgetown, Guyana". Cơ quan trên không cung cấp thêm chi tiết nào khác.

Theo Daily Caller, truyền thông địa phương cũng cho rằng, quan chức này còn liên quan đến các trùm ma túy trong vụ bê bối thị thực. Ông hiện bị đình chỉ chức vụ chờ điều tra kết thúc.

Vụ bê bối vỡ lở khi các doanh nhân và khách du lịch than phiền rằng, quá trình nộp đơn xin thị thực của họ bị đình trệ, và truyền thông địa phương bắt đầu đưa tin về việc, một nhân viên thị thực đang đòi hối lộ và tình dục để đổi lấy việc được cấp phép.

Tờ báo Mỹ xác định nghi phạm là Edy Zohar Rodrigues Duran, từng sống ở Mission, Texas, hiện ở thành phố Falls Church, bang Virginia. Duran bị mất chức ở thủ đô Georgetown, Guyana hồi tháng 6 vừa qua, chỉ vài tháng trước khi ông chính thức hết nhiệm kỳ theo dự kiến- hai nhà báo Guyana, Mark A. Benschop và Julia Johnson cho biết. Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng hai và Duran rời Georgetown cách đây ba tuần.

Ông này bị "cáo buộc bán visa cho nhiều doanh nhân và những người buôn ma túy... chỉ với giá 15.000 USD"- theo báo Observer News của Guyana. "Các nhân viên liên bang vẫn chưa tìm ra bằng chứng xác thực về việc mua bán visa, nhưng có đủ bằng chứng về việc đổi sex lấy thị thực".

Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Georgetown, Guyana.

Hãng thông tấn AFP mới đây cũng đưa tin, đại sứ quán Mỹ đang "điều tra cáo buộc cho rằng, một nhân viên lãnh sự bán thị thực với giá hàng nghìn USD". Một quan chức Guyana nói, Duran đã thương lượng về việc bán thị thực với giá lên tới 40.000 USD, và dùng một nhà hàng kiêm quán bar nổi tiếng ở Georgetown để đạt được thỏa thuận. Duran cũng đã đến nước láng giềng Suriname, một điểm dừng chân phổ biến của những người nhập cư Trung Quốc khi tới Mỹ.

"Đại sứ quán muốn giữ kín về toàn bộ vụ việc này"- Benschop của tờ Guyana Observer, nói. Duran "bị hạ cấp khỏi bộ phận thị thực và đã kết hôn. Ông này sau đó phải ở trong một nhà kho cách xa đại sứ quán. Nhiệm kỳ của ông ta đáng lẽ sẽ kết thúc vào tháng 9".

"Chúng tôi biết có việc gian lận tại đại sứ quán khi nhiều người nộp đơn xin thị thực chính đáng bị từ chối"- nhà báo Johnson nói. Thay vì chấp nhận cấp thị thực cho nhà báo và chuyên gia Guyana, Duran lại chấp thuận cho "những nhân vật đáng ngờ" được có thị thực tới Mỹ vào phút chót, trước khi hết hạn ngạch của Guyana.

Johnson cũng cho biết, các nguồn tin của bà kể rằng, Duran còn quan hệ tình dục với vài phụ nữ trẻ là người Guyana lai Indonesia. Bà nghi ngờ một số người được chấp thuận thị thực đến Mỹ. Họ không phải là người Guyana. "Có khá nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đi qua từ Suriname. Khá dễ để trà trộn"- Johnson nói và chỉ ra rằng, giả mạo giấy tờ Guyana khá phổ biến tại các nước thuộc thế giới thứ ba và là một chiến thuật thường được các băng nhóm buôn người đến Mỹ sử dụng.

Johnson nghi ngờ Duran làm việc với các trùm ma túy để đem người trái phép tới Mỹ. Duran đã không trả lời các cuộc điện thoại của tờ Daily Caller, nhưng lại cập nhật hồ sơ tại trang web hẹn hò Meetup.com.

Khi vụ việc được chứng minh, Duran cũng sẽ không phải là quan chức ngoại giao Mỹ đầu tiên bán thị thực ở Guyana. Năm 2000, nhân viên lãnh sự Mỹ Thomas Carroll cũng bị phát hiện bán tới 800 thị thực với giá mỗi chiếc từ 10.000 đến 15.000 USD. Carroll bị kết án 21 năm tù nhưng sau đó được giảm án

Nguồn CAND: http://cstc.cand.com.vn/vi-vn/toipham/tgioimatuy/2013/9/185868.cand