Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc cho thấy tại sao giá có thể ngừng tăng

Nhập khẩu các hàng hóa chính của Trung Quốc trong tháng 8 minh họa tại sao giá tăng trong những tháng gần đây và tại sao sự gia tăng này có thể mất đà.

Nhập khẩu dầu thô, đồng, than và quặng sắt vẫn khá mạnh trong tháng 8, nhưng số liệu hải quan phát hành ngày 8/9 cho thấy chắc chắn sẽ mất đà.

Nhập khẩu dầu thô là 33,98 triệu tấn, tương đương khoảng 8 triệu thùng/ngày, thấp nhất trong 8 tháng và giảm từ 8,18 triệu thùng/ngày trong tháng 7.

Trong khi có thể giải thích do sự bảo dưỡng của các nhà máy lọc dầu và việc tăng cường thanh tra môi trường của chính quyền, một lời giải thích khác là nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đang mất đà. Số liệu nhập khẩu so với năm trước trong 8 tháng đầu năm 2017 tăng 12,2%, tuy vẫn mạnh. Nhưng số liệu này cũng giảm từ 13,6% trong tháng 7 và 13,8% trong tháng 6, cho thấy trong khi tăng trưởng tổng thể trong nhập khẩu vẫn tăng so với giai đoạn năm trước nó bắt đầu chậm lại.

Đây là một câu chuyện tương tự đối với than, Trung Quốc đã nhập 25,27 triệu tấn than trong tháng 8, tăng gần 30% so với 19,46 triệu tấn trong tháng 7, nhưng giảm 5% so với tháng 8 năm ngoái.

Từ đầu năm tới nay, nhập khẩu than tăng 14,2% so với 8 tháng năm ngoái, nhưng giảm từ 18,2% trong tháng 7 và 23,5% trong tháng 6.

Đối với quặng sắt, nhập khẩu trong tháng 8 hoàn toàn mạnh, với 88,66 triệu tấn, tăng từ 86,25 triệu tấn trong tháng 7.

Đối với 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu quặng sắt tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ 7,5% trong tháng 7 và 9,3% trong tháng 6.

Tổng thể, bức tranh xuất hiện từ nhập khẩu dầu thô, than và quặng sắt của Trung Quốc là trong khi mức độ tăng trưởng vẫn mạnh, nhưng đã giảm đi trong những tháng gần đây.

Điều này giúp giải thích tại sao giá hàng hóa tăng mạnh trong những tháng gần đây, và tại sao chúng bắt đầu tăng chậm lại.

Điều này đặc biệt quan trọng với than và quặng sắt, nơi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc là yếu tố chính với gia cả, do nước này là nhà nhập khẩu hàng đầu với cả hai mặt hàng này và hoàn toàn chiếm lĩnh quặng sắt, chiếm khoảng 2/3 số hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.

Giá than nhiệt kỳ hạn Newcastle tăng từ 71,3 USD/tấn hôm 16/5 lên 102,5 USD/tấn vào 8/8, tăng gần 44%. Kể từ đó, hợp đồng này đi ngang và ở mức 102,45 USD/tấn khi đóng cửa phiên 8/9.

Giá quặng sắt kỳ hạn giao dịch tại Singapore tăng từ 53,66 USD/tấn ngày 13/6 thành 75,63 USD/tấn vào 7/8, tăn 41%. Kể từ đó giá giao dịch trong một phạm vi tương đối hẹp, kết thúc ngày 8/9 ở mức 74,21 USD/tấn.

Trong số các hàng hóa nhập khẩu chính của Trung Quốc ngoại lệ là đồng. Nhập khẩu của đồng chưa gia công là 390.000 tấn trong tháng 8, tương tự như số liệu tháng 7 và tháng 6. Từ đầu năm tới nay nhập khẩu đồng chưa gia công giảm 12,7%, trong 7 tháng đầu năm giảm 15,2% nhưng cả hai đều thấp hơn sự gia tăng 3,6% trong 6 tháng đầu năm.

Tổng thể đây không phải bức tranh nhập khẩu đồng mạnh, trái ngược với sự giá tăng giá đồng mạnh mẽ gần đây.

Giá đồng kỳ hạn tại London tăng 265 từ mức thấp trong năm nay vào đầu tháng 4 lên mức đỉnh gần đây tại 6.917 USD/tấn vào 4/9.

Trong khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới giá đồng, nó không hoàn toàn chiếm lĩnh tương tự như đối với than và quặng sắt.

Điều này có nghĩa sự gia tăng gần đây của đồng đã đạt được bất chấp số liệu nhập khẩu trái chiều của Trung Quốc, với những lo ngại về nguồn cung giúp tăng giá.

Nhưng rất khó để duy trì giá đồng tăng gần đây mà nhu cầu không tăng từ Trung Quốc, nước nhập khẩu hàng đầu thế giới về kim loại công nghiệp này.

Tổng thể rất khó để nói rằng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc suy yếu, với hầu hết cho thấy sự gia tăng mạnh từ đầu năm tới nay.

Tuy nhiên có thể nói rằng một số đà đã mất trong những tháng gần đây, trong khi điều này không có nghĩa là giá ở biên giới thoái lui, nó chỉ khó duy trì đà tăng tiếp.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn Vinanet: http://vinanet.vn/nang-luong/nhap-khau-hang-hoa-cua-trung-quoc-cho-thay-tai-sao-gia-co-the-ngung-tang-679032.html