Nhìn lại những hình ảnh và di tích kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016) cùng nhìn lại những bức ảnh trong từng dấu mốc lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập tự do.

Bến đò Tứ tổng, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ - Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu I, quân dân Tứ tổng đã đưa 1200 chiến sĩ trung đoàn Thủ đô qua sông Hồng an toàn trong đêm 17 và rạng sáng 18/2/1947.

Pháo đài Xuân Tảo, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Nơi đã bắn những loạt đại bác yểm trợ đắc lực cho quân và dân Hà Nội đồng loạt tấn công mở đầu cho cuộc kháng chiến Toàn quốc, tối 19/12/1946.

Pháo đài Xuân Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh – Nơi đã bắn những loạt đại bác yểm trợ đắc lực cho quân và dân Hà Nội đồng loạt tấn công mở đầu cho cuộc kháng chiến Toàn quốc, tối 19/12/1946.

Ga Hà Nội, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm – Nơi đoàn quân Nam tiến xuất phát lên đường vào Nam Bộ kháng chiến chống Thực dân Pháp, ngày 11/10/1945.

Đình Phù Sa, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ đã ở và làm việc từ ngày 2/10 đến ngày 15/10/1954.

Hội nghị quân sự Trung Giá, huyện Sóc Sơn diễn ra ngày 4/7 đến 27/7/1954 để giải quyết những vấn đề quân sự do Hội nghị Giơnevơ đặt ra “Lập lại hòa bình ở Đông Dương”.

Hầm bí mật tại hậu cung đình Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa – Cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, tự về cứu thương tham gia chiến đấu cùng các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, thuộc tiểu đoàn 523, từ năm 1946 – 1954.

Rạp Chuông Vàng, số 72 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (Trước là rạp Tố Như) – Nơi các chiến sĩ Cảm tử quân Thủ đô làm lễ tuyên thệ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, ngày 14/01/1947

Đài tiếng nói Việt Nam tại hang núi chùa Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ - Nơi đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng ngày 20/12/1946

Nhà số 38 Lý Thái Tổ (nay là số nhà 36), phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm – Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với thực dân Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, ngày 6/3/1946

Nhà tù nhà rượu, thị trấn Gia Lâm, huyện Gia Lâm – Nơi thực dân Pháp đã giam cầm các chiến sĩ cách mạng, từ 1947 – 1954.

Pháo đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa – Tại đây, lực lượng vũ trang của ta đã bắn phát súng đầu tiên báo hiệu cho cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu vào tối 19/12/1946.

Địa đạo Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh – Nơi lưu giữ dấu tích về bám đất giữ làng, chiến đấu trực diện với kẻ thù của nhân dân Nam Hồng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954.

Cầu Long Biên – Chiều 9/10/1954 tại cây cầu này những tên lính lê dương cuối cùng rút khỏi Hà Nội.

Mạnh Quang

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/nhin-lai-nhung-hinh-anh-va-di-tich-khang-chien-chong-phap-o-ha-noi-post216606.info