Nhờ đông con, ông bố 33 tuổi được sống ở nhà đắt tiền miễn phí

Một ông bố 8 con ở nước Anh đã được chính phủ cấp cho ngôi nhà trị giá 518 ngàn USD, sau khi đến than phiền rằng, chỗ ở của gia đình quá chật chội!

Gia đình Arnold Sube, 33 tuổi cùng vợ Jeanne, có 8 người con, chuyển từ Paris, Pháp đến nước Anh năm 2012. Mỗi năm, họ được nhận 54 ngàn USD tiền trợ cấp từ chính phủ.

Năm ngoái, họ thậm chí còn nhận được hơn 122 ngàn USD tiền trợ cấp, từ nhiều nguồn khác nhau. Chưa hết, gia đình Sube vừa được nhà nước Anh cấp cho 1 ngôi nhà đầy đủ tiện nghi ở vùng ngoại ô Milton Keynes, Bucks.

Gia đình đông đúc của Sube.

Cách đây chưa lâu, Sube đến Luton Borough Council, cơ quan có chức năng giải quyết các vấn đề của người nhập cư, than phiền rằng, gia đình của ông không được chính phủ Anh quan tâm đúng mức, rằng “ngôi nhà 4 phòng hiện tại của họ quá chật chội và họ đang thất bại trong việc tìm thấy một nơi ở rộng rãi hơn trong khả năng tài chính,”. Ngay sau đó, chính phủ liền cấp cho họ một ngôi nhà khá đắt tiền ở vùng ngoại ô trị giá 518 000 USD.

Ngôi nhà mới có 2 phòng ngủ lớn đầy đủ tiện nghi, 3 phòng ngủ đôi, một khu vườn, 1 garage. Ngoài ra, còn có một phòng ăn và một phòng sinh hoạt chung gần bếp.

Trước sự ưu ái của chính phủ giành cho gia đình Sube, hàng xóm của họ hết sức tức giận. Họ nói quyết định đó là không công bằng. Tại sao họ phải trả 1500 USD tiền thuê nhà mỗi tháng, trong khi gia đình Sube lại không?

Nếu bạn quyết định sinh tới 8 đứa con, bạn không nên chỉ trông chờ vào tiền cứu trợ. Người cha đã xin xỏ và ông ta đã thắng. Bọn họ quả thật quá may mắn. Khu vực này rất đáng để sống”, một người phụ nữ chỉ trích. Một người hàng xóm khác cũng góp chuyện: “Đây là một nơi tuyệt vời để sống. Chúng tôi đã làm việc vất vả để trả các hóa đơn, còn họ chẳng làm gì cả”.

Sube bình luận: “Khi 8 đứa trẻ của tôi có thể lao động, chẳng phải chính phủ sẽ thu được rất nhiều tiền thuế từ chúng? Thế nên, chính phủ nên hỗ trợ để chúng tôi có thể có điều kiện sống tốt hơn khi ở đây.

Ngôi nhà tồi tàn mà Sube thuê được trước khi được chính phủ Anh cấp nhà mới.

Những đứa trẻ của tôi sẽ phải được sống tốt như những đứa trẻ khác chứ không phải với tiện ích như thế này. Chúng xứng đáng nhận được sự yêu thương và nâng niu, giống như mọi đứa trẻ khác. Đó là quyền của chúng.

Tôi cũng muốn đóng góp cho xã hội, tôi không phải là kẻ lười biếng – cha tôi luôn bảo tôi phải làm việc chăm chỉ và tôi luôn luôn thế. Mọi người nên có trách nhiệm khi bọn trẻ cần hỗ trợ và Hội đồng Luton đã làm hết trách nhiệm của mình khi đã tìm căn hộ tiện nghi cho chúng tôi”.

Sube tiết lộ, anh đã tiết kiệm được 18 ngàn USD nhờ làm việc ở một kho hàng ở Paris, nhưng đã không làm việc sau khi chuyển đến Luton năm 2012. Anh trải qua 5 lần thuê nhà khác nhau trước khi tìm dến với Hội đồng Luton nhờ giúp đỡ.

Sube, người đang đi học để trở thành một y tá tâm thần, kể tiếp: “Tôi đến đây với 18 ngàn USD và chi tiêu cho mình. Sau vài tháng, tôi đã tìm được một ngôi nhà có giá khá tốt. Tôi yêu công việc, tôi đã làm việc trong 13 năm, ý định của tôi là sẽ sống và học ở đây trong khi gia đình tôi vẫn sống ở Pháp, nhưng vợ tôi không chịu.

Ở Pháp, tôi đã sống với bạn của tôi và tôi cảm thấy rất buồn khi rời đi vì ngôi nhà cực xinh xắn. Nó có một khu vườn lớn và là một nơi dễ thương nhất tôi từng sống. Ngoài vườn, ngôi nhà còn có một phòng ăn, 1 phòng sinh hoạt chung và 5 phòng ngủ.

Lúc đến Anh, tôi đã thuê một ngôi nhà có 5 phòng ngủ vì muốn những đứa trẻ được sống thoải mái và chất lượng như ở Pháp. Nhưng, tôi đã không thể giữ được chúng”.

Phòng sinh hoạt chung ở ngôi nhà mà ông bố Sube cho là chật chội.

Sube nói rằng, một gia đình Anh chuyển đến Pháp sẽ rất được hoan nghênh, được chính quyền Pháp mở rộng vòng tay; nên anh không hiểu tại sao người Anh lại giận dữ với gia đình họ.

“Ở nước Pháp, mọi người sẽ trao một ngôi nhà cho người Anh một cách dễ dàng và đối xử với họ rất công bằng; vì thế tôi cũng mong đợi mình được đối xử như thế ở bất cứ quốc gia nào mà tôi di cư đến.

Gia đình tôi có quyền được sống một cuộc sống bình thường như bất cứ gia đình khác, Nếu những đứa bé không có điều kiện sống tốt, chúng sẽ không muốn đến trường và chúng sẽ bị tổn thương tinh thần. Tôi không hiểu tại sao, vì tôi là người Pháp nên bị đối xử khác. Chẳng phải mọi gia đình đều là ưu tiên hàng đầu của chính phủ”.

Pháp luôn được mệnh danh là đất nước có phúc lợi tốt nhất thế giới. Còn hàng xóm Anh lại hoàn toàn khác. Nói chung họ khá kỹ tính, bài ngoại và không nồng ấm hay lịch thiệp giống người Pháp. Theo đó, họ coi gia đình đông người của Sube là gánh nặng của nước Anh và của chính bản thân họ.

Thế mà, Sube từng nói, anh ta không bác bỏ khả năng, có thể sinh thêm con, mở rộng gia đình!

Sa Mộc (Theo Mirror)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/nho-dong-con-ong-bo-33-tuoi-duoc-song-o-nha-dat-tien-mien-phi-87891/