Nhóm Credo có "hát nhép" hay không?

Để kết luận vấn đề này, chúng tôi dựa trên kết quả khảo sát đối với 2 nhạc sĩ (họ là những người được đào tạo bài bản ở nhạc viện và có kinh nghiệm về thu âm) và một chuyên gia thu âm thuộc vào hàng đầu hiện nay tại TP.HCM.

(TT&VH) - Để kết luận vấn đề này, chúng tôi dựa trên kết quả khảo sát đối với 2 nhạc sĩ (họ là những người được đào tạo bài bản ở nhạc viện và có kinh nghiệm về thu âm) và một chuyên gia thu âm thuộc vào hàng đầu hiện nay tại TP.HCM (riêng chuyên gia thu âm vì những lý do tế nhị trong quan hệ nghề nghiệp, xin tạm thời không nêu tên). Trong bài Lại hát nhép nhạc hàn lâm! chúng tôi nêu ra ví dụ so sánh, trong đó có bài Sầu Chopin. Nhạc sĩ Nguyễn Bách cho rằng đây là bài mới được viết lời Việt nên nếu muốn thu âm để “hát nhép” cũng không đủ thời gian để thu âm. Tuy vậy, vẫn có điều mâu thuẫn với lời nói này. Xin ghi “nguyên văn” lời giới thiệu của “MC” Nguyễn Bách trong đêm 19/9 như sau: “... trong vòng 25 phút, chúng tôi thay thế Sầu Chopin với lời Việt mới và phong cách hoàn toàn mới. Vì vậy, cho nên trong chương trình này xin phép quý vị cho chúng tôi, nhóm Credo được thực hiện Sầu Chopin với lời Việt hoàn toàn mới nhưng có bản nhạc cầm trên tay bởi vì không thuộc kịp”. “MC” giới thiệu là như thế, nhưng sau đó người lĩnh xướng bản nhạc này, tuy có cầm bản nhạc trên tay nhưng đã hát hết bài (lần thứ nhất) mà không bao giờ nhìn vào bản nhạc và đặc biệt hơn bản nhạc được cuộn tròn chứ không mở ra. Vì vậy, trong bài này chúng tôi xin dùng những cứ liệu khác để chứng minh nhóm hát Credo có “hát nhép” hay không? Tiết mục Đời ca hát, có phần lĩnh xướng mà nhiều chuyên gia kết luận là dùng từ bản thu âm sẵn Cứ liệu để chứng minh việc “hát nhép” Cứ liệu mà chúng tôi đang sử dụng là 2 đĩa DVD do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM cung cấp. Một đĩa tạm gọi là bản “gốc”: theo nhạc sĩ Khánh Vinh, Trưởng phòng Văn nghệ của trung tâm, đây là bản ghi âm thanh và hình ảnh buổi biểu diễn của nhóm Credo đêm 18/9/2009 tại Nhạc viện TP.HCM, “quay như thế nào thì để nguyên như vậy”. Và theo anh Minh Trung, trưởng kỹ thuật phụ trách xe màu, đường âm thanh được lấy từ ngõ ra của dàn mixer âm thanh trong đêm đó. Một đĩa tạm gọi là bản “dựng”: là bản mà trung tâm dựng lại từ bản “gốc” để phát sóng (trên VTV9). Theo biên tập viên Thu Ba, trong đó toàn bộ phần âm thanh đã được thay thế bởi phần âm thanh ở một CD do nhạc sĩ Nguyễn Bách cung cấp (ngoại trừ tiết mục của NSND Trần Hiếu và tiết mục của NSƯT Tạ Minh Tâm). Có thể khẳng định đây là một CD thu sẵn, chứ không phải CD thu riêng phần âm thanh “live” trong buổi biểu diễn nói trên, bởi tiết mục của NSND Trần Hiếu và NSƯT Tạ Minh Tâm không có. Tình khúc thiên nga (bản “gốc”) Tình khúc thiên nga (bản “dựng”) Đời ca hát (bản “gốc”) Đời ca hát (bản “dựng”) * Bản “gốc” (thu live) và bản “dựng” (thay phần âm thanh bằng đĩa thu sẵn) có những chi tiết về tính chất âm thanh giống nhau, nên bản “gốc” (thu live) được cho là “hát nhép”. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đưa ra 2 ví dụ dễ nhận diện nhất cho cả những người bình thường, và để có sự khu biệt nhỏ hơn nữa chúng tôi chỉ xét trong phần lĩnh xướng. Đó là 2 bài Đời ca hát (Beethoven, cải biên - lời Việt: Nguyễn Bách) và Tình khúc thiên nga (Tchaikovsky, cải biên - lời Việt: Nguyễn Bách). Xin lưu ý bản Tình khúc thiên nga hát trong đêm 19/9 theo chúng tôi là không “hát nhép”, còn trong đêm 18/ 9 là “hát nhép” (ít nhất là toàn bộ phần lĩnh xướng). Chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi đối với người được mời thẩm định: Phần lĩnh xướng 2 bài hát đã nêu trên ở đĩa “gốc” có phải là âm thanh thu “live” tại sân khấu? Phần lĩnh xướng 2 bài hát ở 2 đĩa có phải là cùng từ một bản thu âm hay không? 3 ý kiến dưới đây cho rằng phần lĩnh xướng trong 2 bài hát nêu trên không phải là âm thanh được thu “live” từ sân khấu mà là âm thanh từ một đĩa thu sẵn (hay nói cách khác 2 bản nhạc Tình khúc thiên nga và Đời ca hát trong đêm 18/9 là “hát nhép”). (Mời độc giả tham khảo thêm video clip đoạn lĩnh xướng 2 bài hát Tình khúc thiên nga và Đời ca hát trên TT&VH Online). Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh: “Tôi đã nghe các trích đoạn Tình khúc thiên nga và Đời ca hát, và nhận thấy rằng giọng lĩnh xướng trong 2 bài trên lúc diễn “live” và bản “dựng” là được dùng từ một bản thu âm có sẵn. Có thể có một ca sĩ có giọng hát ổn định đến nỗi hát hai lần không khác nhau mấy. Nhưng cho dù như thế vẫn phải có điểm khác nhau ở độ ngân dài mỗi câu, cách nhả chữ, luyến láy, không thể nào giống 100% được. Hơn nữa ambient (không gian) của hai bản (bản live và bản “dựng”) khá giống nhau, mặc dù bản “live” mờ đục hơn. Tôi chỉ nói bằng sự thật kinh nghiệm của mình. Còn chuyện lip-sync (hát nhép), tôi thấy không có gì to tát cả. Vấn đề là người làm nghề nên tỉnh táo, biết khi nào “được quyền trợ giúp” để đạt được hiệu quả tổng thể. Lip-sync cần được sử dụng trong những chương trình mà động tác múa quá cầu kỳ, sức khỏe nghệ sĩ không bảo đảm, hoặc thực tế âm thanh không đủ tiêu chuẩn. Cốt yếu là đem đến hiệu quả tốt nhất cho người xem, nhất là khán giả truyền hình”. Nhạc sĩ Huy Tuấn: “Sau khi nghe kỹ 2 bản Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở đĩa bản “gốc” và đĩa bản “dựng”, xét riêng phần lĩnh xướng, theo tôi, đĩa gọi là bản “gốc” không thể là đĩa thu “live” trên sân khấu được vì tính chất âm thanh của nó không thể hiện điều đó. Phần lĩnh xướng của 2 bài ở 2 đĩa nói trên, chúng không có sự khác biệt, hay nói cách khác, chúng chính là một”. Chuyên gia của một phòng thu: “Sau khi nghe phần lĩnh xướng 2 bản nhạc Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở 2 đĩa khác nhau, tôi nhận thấy: Bản được gọi là bản “gốc” không thể là bản thu “live” bởi vì với loại micro như đã sử dụng sẽ không thể nào cho được kết quả như trong đĩa đã nghe. Mặt khác khi chồng 2 đường nhạc song song của cùng một bài từ 2 đĩa và cho phát ra cùng một lúc, xét riêng phần lĩnh xướng thì không thấy có một chênh lệch nào dù là rất nhỏ, điều không bao giờ xảy ra với hai bản thu âm khác nhau (của cùng một bài nhạc). Theo tôi giọng nữ lĩnh xướng của 2 bài Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở 2 đĩa nêu trên là giống nhau hoàn toàn”. Kỳ cuối: Chân lý thuộc về đâu? Hữu Trịnh (TT&VH) - Để kết luận vấn đề này, chúng tôi dựa trên kết quả khảo sát đối với 2 nhạc sĩ (họ là những người được đào tạo bài bản ở nhạc viện và có kinh nghiệm về thu âm) và một chuyên gia thu âm thuộc vào hàng đầu hiện nay tại TP.HCM (riêng chuyên gia thu âm vì những lý do tế nhị trong quan hệ nghề nghiệp, xin tạm thời không nêu tên). Trong bài Lại hát nhép nhạc hàn lâm! chúng tôi nêu ra ví dụ so sánh, trong đó có bài Sầu Chopin. Nhạc sĩ Nguyễn Bách cho rằng đây là bài mới được viết lời Việt nên nếu muốn thu âm để “hát nhép” cũng không đủ thời gian để thu âm. Tuy vậy, vẫn có điều mâu thuẫn với lời nói này. Xin ghi “nguyên văn” lời giới thiệu của “MC” Nguyễn Bách trong đêm 19/9 như sau: “... trong vòng 25 phút, chúng tôi thay thế Sầu Chopin với lời Việt mới và phong cách hoàn toàn mới. Vì vậy, cho nên trong chương trình này xin phép quý vị cho chúng tôi, nhóm Credo được thực hiện Sầu Chopin với lời Việt hoàn toàn mới nhưng có bản nhạc cầm trên tay bởi vì không thuộc kịp”. “MC” giới thiệu là như thế, nhưng sau đó người lĩnh xướng bản nhạc này, tuy có cầm bản nhạc trên tay nhưng đã hát hết bài (lần thứ nhất) mà không bao giờ nhìn vào bản nhạc và đặc biệt hơn bản nhạc được cuộn tròn chứ không mở ra. Vì vậy, trong bài này chúng tôi xin dùng những cứ liệu khác để chứng minh nhóm hát Credo có “hát nhép” hay không? Tiết mục Đời ca hát, có phần lĩnh xướng mà nhiều chuyên gia kết luận là dùng từ bản thu âm sẵn Cứ liệu để chứng minh việc “hát nhép” Cứ liệu mà chúng tôi đang sử dụng là 2 đĩa DVD do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM cung cấp. Một đĩa tạm gọi là bản “gốc”: theo nhạc sĩ Khánh Vinh, Trưởng phòng Văn nghệ của trung tâm, đây là bản ghi âm thanh và hình ảnh buổi biểu diễn của nhóm Credo đêm 18/9/2009 tại Nhạc viện TP.HCM, “quay như thế nào thì để nguyên như vậy”. Và theo anh Minh Trung, trưởng kỹ thuật phụ trách xe màu, đường âm thanh được lấy từ ngõ ra của dàn mixer âm thanh trong đêm đó. Một đĩa tạm gọi là bản “dựng”: là bản mà trung tâm dựng lại từ bản “gốc” để phát sóng (trên VTV9). Theo biên tập viên Thu Ba, trong đó toàn bộ phần âm thanh đã được thay thế bởi phần âm thanh ở một CD do nhạc sĩ Nguyễn Bách cung cấp (ngoại trừ tiết mục của NSND Trần Hiếu và tiết mục của NSƯT Tạ Minh Tâm). Có thể khẳng định đây là một CD thu sẵn, chứ không phải CD thu riêng phần âm thanh “live” trong buổi biểu diễn nói trên, bởi tiết mục của NSND Trần Hiếu và NSƯT Tạ Minh Tâm không có. Tình khúc thiên nga (bản “gốc”) Tình khúc thiên nga (bản “dựng”) Đời ca hát (bản “gốc”) Đời ca hát (bản “dựng”) * Bản “gốc” (thu live) và bản “dựng” (thay phần âm thanh bằng đĩa thu sẵn) có những chi tiết về tính chất âm thanh giống nhau, nên bản “gốc” (thu live) được cho là “hát nhép”. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đưa ra 2 ví dụ dễ nhận diện nhất cho cả những người bình thường, và để có sự khu biệt nhỏ hơn nữa chúng tôi chỉ xét trong phần lĩnh xướng. Đó là 2 bài Đời ca hát (Beethoven, cải biên - lời Việt: Nguyễn Bách) và Tình khúc thiên nga (Tchaikovsky, cải biên - lời Việt: Nguyễn Bách). Xin lưu ý bản Tình khúc thiên nga hát trong đêm 19/9 theo chúng tôi là không “hát nhép”, còn trong đêm 18/ 9 là “hát nhép” (ít nhất là toàn bộ phần lĩnh xướng). Chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi đối với người được mời thẩm định: Phần lĩnh xướng 2 bài hát đã nêu trên ở đĩa “gốc” có phải là âm thanh thu “live” tại sân khấu? Phần lĩnh xướng 2 bài hát ở 2 đĩa có phải là cùng từ một bản thu âm hay không? 3 ý kiến dưới đây cho rằng phần lĩnh xướng trong 2 bài hát nêu trên không phải là âm thanh được thu “live” từ sân khấu mà là âm thanh từ một đĩa thu sẵn (hay nói cách khác 2 bản nhạc Tình khúc thiên nga và Đời ca hát trong đêm 18/9 là “hát nhép”). (Mời độc giả tham khảo thêm video clip đoạn lĩnh xướng 2 bài hát Tình khúc thiên nga và Đời ca hát trên TT&VH Online). Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh: “Tôi đã nghe các trích đoạn Tình khúc thiên nga và Đời ca hát, và nhận thấy rằng giọng lĩnh xướng trong 2 bài trên lúc diễn “live” và bản “dựng” là được dùng từ một bản thu âm có sẵn. Có thể có một ca sĩ có giọng hát ổn định đến nỗi hát hai lần không khác nhau mấy. Nhưng cho dù như thế vẫn phải có điểm khác nhau ở độ ngân dài mỗi câu, cách nhả chữ, luyến láy, không thể nào giống 100% được. Hơn nữa ambient (không gian) của hai bản (bản live và bản “dựng”) khá giống nhau, mặc dù bản “live” mờ đục hơn. Tôi chỉ nói bằng sự thật kinh nghiệm của mình. Còn chuyện lip-sync (hát nhép), tôi thấy không có gì to tát cả. Vấn đề là người làm nghề nên tỉnh táo, biết khi nào “được quyền trợ giúp” để đạt được hiệu quả tổng thể. Lip-sync cần được sử dụng trong những chương trình mà động tác múa quá cầu kỳ, sức khỏe nghệ sĩ không bảo đảm, hoặc thực tế âm thanh không đủ tiêu chuẩn. Cốt yếu là đem đến hiệu quả tốt nhất cho người xem, nhất là khán giả truyền hình”. Nhạc sĩ Huy Tuấn: “Sau khi nghe kỹ 2 bản Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở đĩa bản “gốc” và đĩa bản “dựng”, xét riêng phần lĩnh xướng, theo tôi, đĩa gọi là bản “gốc” không thể là đĩa thu “live” trên sân khấu được vì tính chất âm thanh của nó không thể hiện điều đó. Phần lĩnh xướng của 2 bài ở 2 đĩa nói trên, chúng không có sự khác biệt, hay nói cách khác, chúng chính là một”. Chuyên gia của một phòng thu: “Sau khi nghe phần lĩnh xướng 2 bản nhạc Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở 2 đĩa khác nhau, tôi nhận thấy: Bản được gọi là bản “gốc” không thể là bản thu “live” bởi vì với loại micro như đã sử dụng sẽ không thể nào cho được kết quả như trong đĩa đã nghe. Mặt khác khi chồng 2 đường nhạc song song của cùng một bài từ 2 đĩa và cho phát ra cùng một lúc, xét riêng phần lĩnh xướng thì không thấy có một chênh lệch nào dù là rất nhỏ, điều không bao giờ xảy ra với hai bản thu âm khác nhau (của cùng một bài nhạc). Theo tôi giọng nữ lĩnh xướng của 2 bài Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở 2 đĩa nêu trên là giống nhau hoàn toàn”. Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh: “Tôi đã nghe các trích đoạn Tình khúc thiên nga và Đời ca hát, và nhận thấy rằng giọng lĩnh xướng trong 2 bài trên lúc diễn “live” và bản “dựng” là được dùng từ một bản thu âm có sẵn. Có thể có một ca sĩ có giọng hát ổn định đến nỗi hát hai lần không khác nhau mấy. Nhưng cho dù như thế vẫn phải có điểm khác nhau ở độ ngân dài mỗi câu, cách nhả chữ, luyến láy, không thể nào giống 100% được. Hơn nữa ambient (không gian) của hai bản (bản live và bản “dựng”) khá giống nhau, mặc dù bản “live” mờ đục hơn. Tôi chỉ nói bằng sự thật kinh nghiệm của mình. Còn chuyện lip-sync (hát nhép), tôi thấy không có gì to tát cả. Vấn đề là người làm nghề nên tỉnh táo, biết khi nào “được quyền trợ giúp” để đạt được hiệu quả tổng thể. Lip-sync cần được sử dụng trong những chương trình mà động tác múa quá cầu kỳ, sức khỏe nghệ sĩ không bảo đảm, hoặc thực tế âm thanh không đủ tiêu chuẩn. Cốt yếu là đem đến hiệu quả tốt nhất cho người xem, nhất là khán giả truyền hình”. Nhạc sĩ Huy Tuấn: “Sau khi nghe kỹ 2 bản Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở đĩa bản “gốc” và đĩa bản “dựng”, xét riêng phần lĩnh xướng, theo tôi, đĩa gọi là bản “gốc” không thể là đĩa thu “live” trên sân khấu được vì tính chất âm thanh của nó không thể hiện điều đó. Phần lĩnh xướng của 2 bài ở 2 đĩa nói trên, chúng không có sự khác biệt, hay nói cách khác, chúng chính là một”. Chuyên gia của một phòng thu: “Sau khi nghe phần lĩnh xướng 2 bản nhạc Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở 2 đĩa khác nhau, tôi nhận thấy: Bản được gọi là bản “gốc” không thể là bản thu “live” bởi vì với loại micro như đã sử dụng sẽ không thể nào cho được kết quả như trong đĩa đã nghe. Mặt khác khi chồng 2 đường nhạc song song của cùng một bài từ 2 đĩa và cho phát ra cùng một lúc, xét riêng phần lĩnh xướng thì không thấy có một chênh lệch nào dù là rất nhỏ, điều không bao giờ xảy ra với hai bản thu âm khác nhau (của cùng một bài nhạc). Theo tôi giọng nữ lĩnh xướng của 2 bài Tình khúc thiên nga và Đời ca hát ở 2 đĩa nêu trên là giống nhau hoàn toàn”. Kỳ cuối: Chân lý thuộc về đâu?

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/133n20091020083741903t133/nhom-credo-co-hat-nhep-hay-khong.htm