Nhu cầu dầu chiến lược của Trung Quốc chậm lại trong năm 2016

Dự trữ dầu chiến lược của Trung quốc chậm lại trong nửa đầu năm 2016 do chậm trễ trong việc xây dựng cơ sở và do các nơi hiện nay đã đầy, dẫn tới lượng nhập khẩu thêm chảy vào các nhà máy lọc dầu độc lập của nước này.

Sự cạnh tranh này làm nổi bật nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy lọc dầu độc lập, được biết như teapot. Sự sụt giảm trong dự trữ của Trung Quốc dường như đã hạn chế nhu cầu dầu thô Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, nhưng điều đó có thể thay đổi do các cơ sở Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược mới SPR đưa vào hoạt động cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

Công ty tư vấn Năng lượng SIA trụ sở ở Bắc Kinh ước tính rằng dự trữ của chính phủ đã đạt được 35,6 triệu tấn, hay 260 triệu thùng vào cuối tháng 7, một tỷ lệ lưu trữ 180.000 thùng/ngày. Số liệu đó giảm 25% so với số liệu của chính phủ trong nửa đầu năm 2015.

Vài yếu tố, gồm việc chậm trễ trong các kho lưu trữ mới và kỹ thuật khó khăn đòi hỏi cho các hang động dưới lòng đất, đã góp phần làm suy giảm dự trữ chiến lược. Nhưng cũng có sự cạnh tranh với các nhà máy lọc dầu teapot đã vượt qua nhu cầu của SPR.

Snegyick Tee, giám đốc nghiên cứu dầu mỏ của cơ quan tư vấn Năng lượng SIA cho biết “vai trò của SPR đã bị lu mờ bởi các nhà máy teapot về nhập khẩu dầu thô trong năm nay. Teapot đã trở thành yếu tố lớn hơn nhiều”.

Thomson Reuters ước tính tốc độ lưu trữ chậm lại, ở mức 130.000 thùng/ngày trong 8 tháng đầu năm 2016.

Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc hôm 2/9 đã cập nhật hiếm hoi quy mô của dự trữ chiến lược, một trong số dự trữ lớn nhất trên thế giới. Nước này đã lưu trữ 31,97 triệu tấn hay 233 triệu thùng vào đầu năm 2016, tương đương khoảng 33 ngày nhập khẩu ròng. Số liệu cập nhật gồm cả lượng lưu trữ dự trữ chiến lược và dự trữ thương mại.

Số liệu đó tăng 43 triệu thùng trong quý 2 năm 2015 và cho thấy tốc độ lưu trữ khoảng 240.000 thùng/ngày.

Nhu cầu trong nửa đầu năm 2016 đã giảm so với năm trước ngay cả khi giá giảm xuống 27 USD/thùng trong tháng 1, mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, nghĩa là Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội để mua thêm dầu giá rẻ.

Trung Quốc dường như bổ sung khoảng 150 triệu thùng vào SPR trong năm 2016 nhưng có thể kéo đến năm 2017 do các bể chứa chậm được đưa vào hoạt động, theo Michal Meidan, nhà phân tích tại Energy Aspects.

Trong khi nhiều nước phương Tây thực hiện công khai số liệu dự trữ, Trung Quốc hiếm khi đưa ra chi tiết thông tin về dự trữ dầu mỏ của họ.

Giới phân tích theo dõi nhu cầu SPR của Trung Quốc để đo tăng trưởng nhu cầu dầu thô từ nước sử dụng dầu lớn nhất thế giới sau Mỹ.

Trung Quốc đã cấp giấy phép nhập khẩu cho 16 nhà máy lọc dầu teapot bắt đầu trong năm 2015 và hiện nay chúng chiếm hơn 1/10 lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc.

Nhu cầu dầu mỏ của các nhà máy lọc dầu teapot dường như đạt 49,5 triệu tấn cho cả năm 2016, hay gần 1 triệu thùng/ngày theo SIA.

Nhu cầu nhập khẩu này tương phản với lượng nhập khẩu gần như ổn định của các nhà máy lọc dầu nhà nước PetroChina và Sinopec.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn Vinanet: http://vinanet.vn/hang-hoa/nhu-cau-dau-chien-luoc-cua-trung-quoc-cham-lai-trong-nam-2016-651237.html