Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng

Ngành ngân hàng hiện nay có thể nói là nó đã đi vào bão hòa không còn hot như mấy năm về trước nữa nhưng nó vẫn là một ngành được nhiều bạn lựa chọn cho tương lai của mình.

Phần1 : Ngân hàng có phải là sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai?

Ngành ngân hàng hiện nay có thể nói là nó đã đi vào bão hòa không còn hot như mấy năm về trước nữa nhưng nó vẫn là một ngành được nhiều bạn lựa chọn cho tương lai của mình.

Gợi ý trả lời:

Khi quyết định chọn học ngành ngân hàng thì phần đông đa số các bạn đều mong muốn có một công việc ổn định,thu nhập khá và đủ ăn đủ mặc khi tốt nghiệp ra trường.

Thật vậy, ngành ngân hàng hiện nay có thể nói là nó đã đi vào bão hòa không còn hot như mấy năm về trước nữa nhưng nó vẫn là một ngành được nhiều bạn lựa chọn cho tương lai của mình.

Tuy nhiên, hướng phát triển kinh tế hiện nay đang đưa ngân hàng trở lại vị thế của mình và vẫn là một ngành có chỗ đứng vững chắc trong tương lai. Do đó, hãy yên tâm vào sự lựa chọn của mình!

Phần 2 : Bạn có sợ thất nghiệp khi ra trường không?

Có 3 yếu tố để bạn vào làm trong một ngân hàng một cách dễ dàng :

+ Bạn là người giỏi: trong học tập cũng như trong giao tiếp… đi vào ngân hàng bằng chính khả năng của bạn.

+ Bạn có quen biết: đây là yếu tố khá phổ biến nhiều năm về trước ( đặt biệt đối với ngân hàng nhà nước ) sự ưu đãi dành cho các nhân viên lâu năm với phương châm con vua thì được làm vua

+ Bạn là người giầu có: nghe thì có vẻ phi lí nhưng nó là yếu tố phổ biến hiện nay . Sức học bình thường , không quen biết, không đẹp trai, hạn chế về chiều cao….. không sao cả miễn là bạn có tiền . Thật vậy, ngân hàng hiện nay là một cuộc chơi huy động vốn! nếu bạn có 300 triệu tiền kí gửi vào ngân hàng thì tôi nghĩ bạn sẽ dễ dàng hơn 2 yếu tố trên nhiều.

Nếu bạn không thuộc vào 3 yếu tố trên thì bạn đừng vội buồn. Hãy nhớ rằng ai tìm thì sẽ gặp và bạn sẽ không bao giờ thất nghiệp nếu bạn có quyết tâm .

Phần 3: Kỹ năng đi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, các bạn nên điền tất cả và không bỏ sót các thông tin trong mẩu thông tin ứng viên của ngân hàng trong phần hồ sơ của các bạn.

Đa số sinh viên khi mới ra trường thường bỏ qua vấn đề này nhất là phần tóm tắt quá trình sau khi tốt nghiệp đến khi vào xin việc.

Bạn nghĩ không biết ghi gì? Bạn có thể ghi là thực tập ở một ngân hàng nào đó, hay là làm kinh doanh buôn bán, phát tờ rơi,... nói chung bất cứ cái gì mà bạn đã từng làm, đừng ngần ngại mà trình bài hết nó sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Mức lương mà bạn yêu cầu? Đây cũng là một câu hỏi khó. Lời khuyên là bạn cứ ghi trên 4 triệu, đây là mức lương cơ bản khi vào làm một ngân hàng.

Hãy xem buổi phỏng vấn như một cuộc trò chuyện vì như thế bạn sẽ không bị áp lực từ nhà tuyển dụng.

Lưu ý thứ 2 là hãy ăn mặc thật gọn gàng, lịch sự ,áo sơ mi, mang giày ,quần tây và tuyệt đối không mặt quần jean khi đi phóng vấn.

Hãy xem buổi phỏng vấn như một cuộc trò chuyện vì như thế bạn sẽ không bị áp lực từ nhà tuyển dụng.

Đôi khi sẽ có những câu hỏi của nhà tuyển dụng làm bạn bí, điều này là bình thường nếu bạn mới ra trường nên chắc chắn sẽ không trả lời được.

Nhà tuyển dụng biết rõ điều này, họ chỉ xem thái độ ứng xử của bạn khi gặp một vấn đề khó khăn, hãy mỉm cười và trả lời trong phạm vi bạn biết và tỏ ra khó chịu.

Nếu gặp một câu hỏi dạng trả lời: có hoặc không? Tốt nhất bạn không nên trả lời vội, hãy nêu nguyên nhân trước khi bạn đưa ra câu trả lời.

Ví dụ: anh (chị) có đồng ý nếu ngân hàng đưa anh (chị) về chi nhánh X hay không?

Trả lời : em đồng ý nếu như có sự yêu cầu và xắp xếp từ cấp trên (nếu đống ý ).
Em nghĩ do điều kiện đi lại nên em muốn làm ở chi nhánh này nếu chuyển qua chi nhánh X em nghĩ sẽ là rất khó cho em (nếu từ chối ).

Một lưu ý cũng không kém phần quan trọng khi đi phỏng vấn là bạn nên tìm hiểu thông tin về ngân hàng (ngày thành lập? ở đâu? vốn thành lập? dự kiến đến năm XX là bao nhiêu tỷ? ) và địa phương bạn đang sinh sống (kinh tế chính? nên cho vay như thế nào?,...)

Đó là phần cơ bản mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn? sau đó sẽ là hỏi về nghiệp vụ chuyên môn.

Dưới đây là một số câu hỏi chuyên môn mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn (lưu ý mục đích tham khảo chứ không chắc 100% sẽ cho ra mấy câu hỏi này):

+ Theo em nghĩ tín dụng là gì?

+ Một quy trình tín dụng diễn ra như thế nào?

+ Khi một khách hàng đến vay vốn anh (chị) căn cứ vào đâu để cho người ta vay?

+ Yếu tố nào là quan trọng nhất khi quyết định cho khách hàng vay?

+ Nếu khách hàng đang vay vốn của ngân hàng và không có khả năng trả nợ? và muốn vay thêm để làm ăn trả nợ anh (chị) có cho vay không?

+ Làm thế nào để biết khách hàng đó vay vốn đúng mục đích?

+ Nếu phương án kinh doanh không khả thi mà tài sản đảm bào có, anh (chị) có cho người ta vay không?

+ Mục đích cuối cùng của tín dụng là gì?

+ Nếu cho lựa một phương án kinh doanh tốt đem lợi nhuận cho khách hàng và một phương án kinh doanh không tốt nhưng đem lợi nhuận cho ngân hàng. Anh (chị) chọ phương án nào?

Giới thiệu về thế mạnh của bản thân

Câu hỏi này giúp cho bạn đưa những điểm mạnh mà bạn thấy nhà tuyển dụng đang cần ở ứng viên.

Các bước để trả lời câu hỏi này:

Xác định điểm mạnh của bạn là gì

• Kiến thức
• Kinh nghiệm
• Kỹ năng
• Năng lực

Chuẩn bị danh sách điểm mạnh của bạn

Bạn nên chuẩn bị liệt kê cho mình những điểm mạnh, nổi bật nhất của mình, và một đến hai ví dụ từ những thành tích gần đây nhất cho thấy bạn đã thành công với những điểm mạnh ấy để minh họa.

Xem kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng

Bạn nên xem xét thật kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng để có thể chọn trong danh sách đã “soạn sẵn” của mình những điểm mạnh phù hợp nhất với yêu cầu.

• Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều có xu hướng muốn nhìn thấy ở nhân viên mình các điểm mạnh chính sau:
• Kỹ năng giao tiếp tốt
• Có khả năng thích nghi với sự thay đổi về văn hóa công ty
• Linh hoạt trong giải quyết vấn đề
• Chăm chỉ
• Biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm

Một số mẹo khi trả lời câu hỏi:

Mẹo số 1: Cơ sở tham chiếu thông tin
Khi bạn trình bày các thông tin về mình, đừng quên đưa ra các thông tin làm cơ sở tham chiếu để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về bạn.

Mẹo số 2: Thông tin trung thực
Nếu bạn được tuyển dụng, thông tin của bạn sẽ được lưu giữ lại. Và nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để tìm hiểu xem thông tin bạn đưa là đúng hay sai. Chính vì vậy, hãy trung thực khi cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng.

Mẹo số 3: Luyện tập trước
Trước khi phỏng vấn, bạn hãy tập luyện ở nhà với người thân, bạn bè của mình hoặc tự tập trong phòng riêng. Khi tập luyện như thế, bạn sẽ tạo được cách trả lời trôi chảy, ngắn gọn, xúc tích, có sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng trong thời gian ngắn nhất có thể. Tránh việc đưa các thông tin không liên quan và không cần thiết.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam

Nguồn Tiêu Dùng Plus: http://tieudungplus.vn/nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-phong-van-ngan-hang-5622.html