Những gương mặt trẻ em giữa cuộc khủng hoảng của người Rohingya

Gần 400.000 người Rohingya đã chạy trốn từ Myanmar sang nước láng giềng Bangladesh. Phần đông trong số này (60%) là trẻ em.

Theo các nhân viên cứu trợ của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, 389.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh kể từ khi bạo lực nổ ra ở bang Rakhine của Myanmar vào ngày 25/8. Trong đó, ít nhất 1.100 trẻ em phải lìa xa cha mẹ của mình vì cuộc khủng hoảng này.

 Trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh thể chất cũng như chấn thương tinh thần.

Trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh thể chất cũng như chấn thương tinh thần.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với nhiều nguy cơ như thiếu thốn nước sạch, thực phẩm, mắc các bệnh thể chất và các vấn đề về sức khỏe tinh thần do chấn thương gây ra.

Mohamed Ayas, 15 tuổi, bị thương ở vai khi cố gắng chạy sang Bangladesh.

Christophe Boulierac, phát ngôn viên của UNICEF tại Geneva, hiện đang có mặt ở Bangladesh cho biết, một số trẻ em đã phải đi bộ 6 ngày liền để băng qua khu rừng nhiệt đới.

Nhiều trẻ em phải đi bộ trong rừng nhiệt đới suốt 6 ngày liền.

Hầu hết người Rohingya chạy đến Kutupalong, khu trại tị nạn lớn nhất của Bangladesh và các khu định cư tạm thời lân cận.

Các nhóm trợ giúp đang làm việc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và chỗ ở.

Nhiều người đã sử dụng vật liệu như tre và nhựa để tạo ra những chiếc lều tạm trú.

Trẻ em đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc khủng hoảng Rohingya.

“Nơi ở của những người tị nạn là những lều tự chế từ những cọc tre, được phủ bằng một miếng nhựa để làm mái và một tấm khác phủ trên mặt đất”, Pavlo Kolovos, người đứng đầu tổ chức Bác sĩ không biên giới của Bangladesh cho biết.

Chính phủ Anh đang cung cấp thêm 25 triệu Bảng (33 triệu USD) cho Bangladesh và Myanmar để hỗ trợ đối phó với thảm họa nhân đạo.

Quan chức Anh cho biết, phần lớn số tiền này sẽ được đưa đến Bangladesh để trợ giúp, bao gồm việc cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn, nước sạch cho người Rohingya.

Lan Hương (Theo NPR)

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/nhung-guong-mat-tre-em-giua-cuoc-khung-hoang-cua-nguoi-rohingya-298253.html