Những hung thần cánh cụp cánh xòe (5): Su-22 của Việt Nam

Ít ai biết rằng trong các dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam, có cả một dòng chiến đấu cơ cánh cụp cánh xèo.

Được phát triển từ máy bay tiêm kích-bom Su-7, Su-22 là biến thể xuất khẩu của dòng tiêm kích - bom Su-17 mà Liên Xô bán cho các nước Đông Âu và một số nước thuộc khối XHCN. Tuy nhiên đối với Việt Nam, Su-22 lại vũ khí được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn sau năm 1975. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đây là một trong số những chiếc máy bay hiếm hoi của Không quân Liên Xô từng được mang thiết kế cánh cụp cánh xòe bên cạnh các dòng chiến đấu cơ khác như Su-24, MiG-23 và MiG-27. Nguồn ảnh: Airliner.

Hiện tại, Không quân Việt Nam là một trong số ít lực lượng Không quân trên thế giới vẫn còn sử dụng các máy bay Su-22 trong biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: 24h.

Su-22 là chiến đấu cơ có phi hành đoàn một người, chiều dài của máy bay đạt 19,03 mét, sải cánh khi cụp hết cỡ là 10 mét, khi xòe hết cỡ đạt 13,68 mét. Tương đương với đó, diện tích mặt cánh của Su-22 khi xòe cánh tối đa là 34,5 mét vuông và khi gập cánh tối đa là 38,5 mét vuông. Nguồn ảnh: Youtube.

Trọng lượng rỗng của chiếc chiến đấu cơ này vào khoảng 12,1 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa là 19,4 tấn. Máy bay sử dụng một động cơ Lyulka AL-21F-3 cho phép nó bay được với tốc độ tối đa khoảng 1400 km/h ở độ cao thấp và khoảng 1860 km/h ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Wiki.

Tầm bay của những chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe Su-22 vào khoảng 1.150 km khi bay chiến đấu và lên tới 2.300 km khi bay tuần tiễu. Đây là một khoảng cách bay cực kỳ lớn so với cả các loại máy bay hiện đại sau này. Nguồn ảnh: Airliner.

Trần bay tối đa của Su-22 vào khoảng 14.200 mét, vận tốc leo của chiếc chiến đấu cơ này vòa khoảng 230 mét/giây. Su-22 được trang bị 2 pháo 30 mm NR-30 ở hai bên cánh với cơ số đạn 80 viên mỗi khẩu. Ngoài ra, dưới thân và cánh máy bay còn có khả năng mang theo được tối đa 4250 kg vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Foto.

Từ năm 1979-1980, Việt Nam đã được nhận rất nhìeu các biến thể của loại máy bay này bao gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4 và Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Reds.

Mặc dù có khả năng chiến đấu khá tốt, tuy nhiên hầu hết các phiên bản Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4 và UM3K) đều không có khả năng mang các loại bom và pháo phản lực có điều khiển mà chỉ có thể sử dụng được các loại vũ khí thông thường không dẫn đường. Nguồn ảnh: Airliner.

Mới đây, Nhà máy hàng không A32 đã tăng tổng niên hạn của các loại Su-22 lên tới 30 năm thay vì hạn sử dụng theo thiết kế ban đầu chỉ khoảng 2000 giờ bay tương đương với 20 năm. Nguồn ảnh: Vietnamair.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-hung-than-canh-cup-canh-xoe-5-su-22-cua-viet-nam-921539.html