Những lưu ý cần thiết khi lái xe ô tô đường dài

Lái ô tô trên hành trình dài đồng nghĩa với việc phải liên tục đối mặt với những thay đổi về địa hình, thời tiết, giao thông… trong hoàn cảnh đó, lái xe cần có những kỹ năng để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra hệ thống đèn

Điều chỉnh độ cao của đèn phù hợp với tốc độ để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến xe khác. Khi hệ thống đèn bị bám bẩn cần vệ sinh để đảm bảo độ sáng.

Kiểm tra tất cả các bóng đèn trên xe. Đảm bảo không có bóng đèn nào "chết" hay sáng yếu.

Bám đuôi trong cơn mưa

Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt trong điều kiện trời mưa. Những tác động kéo theo như tầm nhìn giảm, đường trơn, vội vàng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn bình thường. Sẽ dễ dàng đâm đuôi xe trước nếu có sự cố bất ngờ phải phanh gấp.

Để tránh tình trạng này, cần giữ khoảng cách đủ để phanh trong cơn mưa, từ từ giảm tốc nếu gặp chướng ngại vật phía trước chứ không đạp phanh gấp, dễ bị trượt bánh. Ngoài ra sử dụng cần gạt nước để tạo điều kiện quan sát tốt nhất.

Sử dụng đèn pha trong trời sương mù

Ánh sáng từ chùm đèn pha sẽ rọi chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng vào các giọt nước li ti khiến cho tầm nhìn của bạn tồi tệ hơn. Hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.

Chuyển làn xe

Đường cao tốc, quốc lộ có nhiều xe di chuyển nên việc tùy tiện chuyển làn đường có thể khiến lái xe gặp phải những tai nạn không đáng có.

Muốn chuyển làn thành công, trước hết cần tuân thủ luật giao thông, chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn.

Giảm tốc độ sau khi vượt xe

Sau khi tăng ga để vượt qua xe trước mặt, nhiều người thường có thói quen bất ngờ thả ga, giảm tốc độ vì nghĩ rằng khi vượt được xe khác là đã an toàn.

Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi xe phía sau có thể bị bất ngờ và tông vào bạn. Sau khi vượt xe khác, hãy lưu ý duy trì tốc độ bằng với xe đã vượt để giữ một khoảng cách an toàn cần thiết.

Đột ngột dừng nghỉ

Trên đường cao tốc thường có những đoạn dừng nghỉ cho xe gặp sự cố hoặc người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi. Không đột ngột tạt đầu loạt xe ở làn sát lề đường để đến nơi dừng chân. Cần định hình vị trí từ trước, sau đó dần chuyển vào làn thích hợp nhất gần với nơi dừng chân.

Di chuyển song song với xe tải

Đi song song với những chiếc xe tải có kích thước khổng lồ, tốc độ di chuyển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ là điều tối kỵ nếu không ở trong tình thế bắt buộc khi mua ban o to.

Để tránh gặp hoàn cảnh này, nếu đi cùng làn cần vượt xe tải ngay khi có cơ hội, không chần chừ làm ảnh hưởng thời gian cả cuộc hành trình, nhưng cũng không vội vã vì chỉ một sai lầm nhỏ sẽ trả giá lớn.

Phanh trong khúc cua

Phanh khiến bánh xe khó kiểm soát hơn lúc vào cua vì lúc đó quán tính sẽ chiến thắng lực cản ma sát. Ngoài ra lúc cua tài xế thường không để ý trên xe có chở đủ tải hay không. Trọng lượng xe lúc cua rất quan trọng, nếu quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong khúc cua càng thêm nguy hiểm.

Sử dụng đèn pha, cốt không đúng cách

Nhiều người sử dụng đèn không đúng cách khi chỉ để ở pha hoặc cốt mà không tùy tình huống. Trong điều kiện đường tối, không có đèn đường cần giữ khoảng cách hợp lý với xe trước và sau. Để ở pha khi khoảng cách lớn, chuyển về cốt, nháy đèn nếu gặp xe ngược chiều...

Rà phanh liên tục khi xuống dốc

Nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc, lúc đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không "ăn" thì vô cùng nguy hiểm.

Đi chậm là an toàn

Rất nhiều người có suy nghĩ rằng đi chậm có thể giúp họ xử lý tình huống dễ dàng và an toàn hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt là khi lái xe trên đường cao tốc.

Với tốc độ trung bình khoảng 80 km/h mà lái xe di chuyển với 60 km/h sẽ rất nguy hiểm nếu xe phía sau không nhận biết chính xác tốc độ, nên không hãm tốc đúng lúc. Chậm, nhanh chỉ là khái niệm tương đối, mỗi tài xế cần di chuyển với tốc độ phù hợp với mạch giao thông chung.

Nhìn chăm chú vào chiếc xe phía trước

Do tâm lý, đôi khi ta bon bon trên trường và nhìn hút mắt vào chiếc xe phía trước, những gì bất thình lình hiện ra sau chiếc xe đó khiến bạn giật mình là có thể xảy tai nạn. Thay vào đó, hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó. Hoặc ít nhất là trong khoảng trống giữa những chiếc xe, do đó bạn có thể lường được những gì phía trước.

Hạn chế dùng màn hình chức năng

Tương tự điện thoại, màn hình thông tin giải trí cũng là nguyên nhân khiến người lái phân tâm. Công nghệ hiện đại làm cho giao diện màn hình phức tạp hơn với vô số chức năng tích hợp. Các trang bị này rất hữu ích nhưng không nên sử dụng nhiều trong quá trình lái xe.

Điều khiển thông qua nút bấm trên vô lăng hay tương tác bằng giọng nói thông qua các phần mềm hỗ trợ là một giải pháp tốt hơn dành cho tài xế.

Ngọc Anh

(Tổng hợp)

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/oto-xe-may/201706/nhung-luu-y-can-thiet-khi-lai-xe-o-to-duong-dai-2818769/