Những lý do khiến bạn không nên tắm quá thường xuyên

Ngày nắng nóng, không ít người tắm ba, bốn lần mỗi ngày.

Thời tiết nắng nóng, nhiều người sẽ tắm 3-4 lần/ngày. Trên thực tế, nhiều báo cáo khoa học cho thấy thói quen lạm dụng dầu gội, xà phòng, cùng với một số yếu tố khác, gây hại cho hệ thống vi sinh vật ở người.

Việc tắm gội quá nhiều có thể ảnh hưởng làn da và thậm chí cách cơ thể bạn hoạt động. Khi tắm thường xuyên, các loại dầu cùng vi sinh vật thiết yếu trên da bị rửa trôi, ảnh hưởng đến mùi hương và sự cân bằng vi khuẩn trên cơ thể.

Dù nhỏ bé nhưng tập hợp những vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật khác sống trong và trên cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Thói quen tắm gội thường xuyên liệu có tốt cho cơ thể?

Nếu không có các vi sinh vật này, hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, và thậm chí cả tim đều rối loạn hoặc mất hoàn toàn chức năng.

Hiện nay, khoa học chỉ thấu hiểu một phần rất nhỏ về vai trò của vi khuẩn trong cuộc sống mỗi chúng ta.

Một số bằng chứng gián tiếp cho thấy tắm rửa làm tổn hại hệ vi sinh vật trên lớp biểu bì, từ đó ảnh hưởng làn da.

Nghiên cứu về dân làng Yanomami ở lưu vực sông Amazon, khám phá ra điều thú vị rằng: da, miệng và phân của họ có lượng vi khuẩn nhiều nhất so với bất kỳ dân tộc nào khác.

Số vi khuẩn bao gồm cả kháng sinh, mặc dù người Yanomami hầu như chưa từng tiếp xúc với nền văn minh hiện đại.

Mặt khác, các vấn đề về da phổ biến của cuộc sống hàng ngày, như mụn trứng cá, cũng xuất hiện từ sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da.

Các sản phẩm vệ sinh cá nhân vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trên cơ thể

Nhưng câu hỏi quan trọng nhất về việc tắm rửa vẫn là: Làm sao để không bốc mùi?

Số vi khuẩn thải ra các chất hóa học có mùi khó chịu thường tập trung ở những nếp gấp của cơ thể. Do vậy, chúng ta thường rửa sạch chúng bằng xà phòng, hoặc tiêu diệt bằng chất khử mùi.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói rằng mùi hôi xuất phát từ việc số vi khuẩn trên cơ thể bị thay đổi bởi sản phẩm vệ sinh cá nhân.

Ví dụ nổi bật nhất có lẽ là thí nghiệm của chàng thạc sĩ trẻ James Hamblin từ Đại học bang Indiana (Mỹ), khi anh từ bỏ dần thói quen tắm mỗi ngày.

Lúc đầu, James tự nhận xét rằng bản thân “hôi như thú”. Nhưng cơ thể anh dần thích nghi với môi trường không có vòi hoa sen, và microbiome bắt đầu thực hiện công việc “cải cách” mùi hương cơ thể.

Mặt khác, việc “ở bẩn sống lâu” chắc chắn tiết kiệm rất nhiều thời gian, nước, và tiền xà phòng mỗi tháng.

Nếu quyết định cắt giảm số lần tắm, hoặc bắt đầu bỏ qua nó hoàn toàn, bạn nên tránh xa những người mà bạn muốn gây ấn tượng trong một thời gian.

Năm 2016, chàng Thạc sĩ James Hamblin đã thử "nhịn tắm" để chứng minh cơ thể có khả năng tự triệt tiêu mùi hôi

Một trường hợp khác Julia Scott, nhà báo từ The New York Times Magazine, sử dụng dòng sản phẩm mới kích thích vi sinh vật khỏe mạnh trên da phát triển.

Trong khi cơ thể Julia tự điều chỉnh, chỉ một vài người bạn thừa nhận người cô có mùi khó chịu.

Bên cạnh đó, Julia cũng nhận thấy rằng một tuần tắm rửa bằng sản phẩm thông thường đã phá hủy hoàn toàn số vi khuẩn có lợi trên da cô.

Các kết quả quả trên không khuyến khích bạn từ bỏ hoàn toàn việc tắm rửa, vì ít ai đủ dũng cảm để áp dụng thói quen này, nhưng đừng nên tắm quá nhiều lần trong ngày bằng các loại hóa phẩm, để bảo vệ số microbiome và lượng dầu tự nhiên trên cơ thể.

Tấn Vĩ (Theo ScienceAlert)

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/nhung-ly-do-khien-ban-khong-nen-tam-qua-thuong-xuyen-98694/