Những người làm việc cho đêm giao thừa

Trong khi nhà nhà, người người xum họp để đón Tết thì vẫn còn đó những người chỉ biết miệt mài làm việc để phục vụ cho người dân trong giờ phút giao thừa.

Theo phong tục tập quán, ngày cuối năm là lúc mọi người trong gia đình xum vầy, ngồi lại với nhau sau một năm làm việc, học tập.

Tuy nhiên, với một số người, việc phải đi làm ngày cuối năm đã thành thông lệ, có những người hơn 10 năm nay không được ở nhà thời điểm giao thừa.

Tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, ca trực do bác sĩ Vũ Văn Du chỉ huy thậm chí còn phải làm việc với áp lực lớn hơn cả ngày thường khi bệnh nhân nào cùng muốn được xử lý ngay khi vừa đến viện.

Còn với lực lượng PCCC, việc phải trực chiến với "giặc lửa" để người dân được yên tâm đón Tết đã trở thành hết sức bình thường.

Có những người lính trẻ lần đầu đón Tết xa nhà nhưng được đồng đội động viên, chia sẻ bằng những tình cảm hết sức ấm cúng nên cũng sớm hòa nhập với không khí làm việc ngày Tết.

Lãnh đạo Đội Cứu nạn, cứu hộ Phòng Cảnh sát PCCC số 8 (Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội) tổ chức cuộc họp cuối năm triển khai kế hoạch phòng chống cháy nổ cho trận địa pháo hoa.

Ngoài ra, vẫn còn những người hàng chục năm nay phải đón Tết ngoài đường, điển hình như những người lao công ngày ngày phải đi dọn dẹp, làm đẹp phố phường bất kể lễ tết.

Hoặc những người thợ điện trực đêm giao thừa, họ phải đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra sự cố mất điện vào thời khắc giao thừa.

Nghề trực cấp cứu cũng là một trong những nghề không có ngày Tết...

… bởi chính ngày Tết tình hình trật tự, an toàn lại phức tạp hơn do tình trạng sử dụng rượu bia dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Với những người bác sĩ này, ngày Tết của họ gắn liền với các loại thuốc, kim tiêm, hộp cấp cứu chứ không phải là bánh chưng, cây giò, hộp bánh.

Hoàng Nam

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/nhung-nguoi-lam-viec-cho-dem-giao-thua-post190901.info