Những sự sống sót kỳ diệu của các phi hành gia ngoài không gian

Giữa không gian thăm thẳm và cô độc của vũ trụ, nhiều vụ thoát chết kỳ diệu đã đưa những phi hành gia trở về mái nhà trái đất. Những sự kiện ấy là khởi nguồn cho rất nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng sau này.

Cú nhấn định mệnh giúp phi công thoát chết

Phương tiện nghiên cứu và huấn luyện việc đổ bộ lên mặt trăng gặp nạn 29 tháng 1 năm 1971.

Việc kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị nghiên cứu và huấn luyện việc đổ bộ lên mặt trăng là một công việc nguy hiểm, đã có 3 trong số 5 thiết bị này bị trục trặc và tự hủy.

Cũng trong một lần thử nghiệm, thiết bị này đã nổ tung ngay khi phi công Stuart nhấn nút tự đẩy (để thoát khỏi thiết bị) trên ghế của mình.

Kỳ tích thoát hiểm trở về của Apollo 13

Cho đến nay, chắc hẳn mọi người sẽ không thể quên kỳ tích đối với con tàu vũ trụ Apollo 13 sau 56 giờ phóng lên lên vũ trụ, một túi oxy đã bị vỡ ra khiến cho lượng cung cấp oxy bị giảm xuống, lượng nước sạch và điện cũng không còn nhiều.

Và nếu không tìm được cách quay về trái đất thì toàn bộ phi hành đoàn của Apollo 13 sẽ lạc trong không gian. Và giải pháp thông thường khi gặp sự cố là đốt toàn bộ động cơ của tàu vũ trụ và từ đó có thể quay về trái đất. Tuy nhiên, đây lại không phải là cách tối ưu nhất và Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Hayse đã nghĩ ra 1 cách khác: con tàu vũ trụ gồm nhiều phần khác nhau 1 phần đã bị đốt cháy. Họ sử dụng mô-đun âm như một chiếc xuồng cứu sinh, phi hành đoàn sử dụng 2 phần còn lại và đưa con tàu về trái đất. Phi hành đoàn đã phải thực hiện một phép chỉnh sửa quỹ đạo đẩy họ xa Mặt trăng để quay về Trái đất.

Với cách làm thông minh dựa vào hệ thống điều khiển cũng như hệ thống đáp xuống Mặt Trăng như 1 phi thuyền cứu hộ, phi hành đoàn Apollo đã sống sót trở về trái đất 1 cách kỳ diệu.

Dự án thử nghiệm Apollo soyuz và sự thoát chết kỳ diệu của các phi hành gia

Ngày gặp nạn: 24 tháng 7 năm 1975. Trong lần hạ cánh cuối cùng của Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (một chương trình hợp tác giữa Nga và Mỹ), con tàu đã thải ra loại khí nitrogen tetroxide độc hại chết người. Khí này sau đó lại theo các ống dẫn khí chui lại vào cabin tàu, gây ngộ độc cho phi hành đoàn.

Mặc dù tất cả thành viên trên khoang đều bị nhiễm độc, phổi bị tổn thương nặng, và 1 người đã ngừng tim, nhưng nhờ việc triển khai khẩn cấp các mặt nạ oxy, tất cả đã được cứu sống và hồi phục chỉ 2 tuần sau đó.

Ngọc An (tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/nhung-su-song-sot-ky-dieu-cua-cac-phi-hanh-gia-ngoai-khong-gian-210563/