Những thực phẩm có tác dụng như kháng sinh

Các loại gia vị không chỉ giúp món ăn có hương vị ngon hơn, mà chúng thực sự có thể làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Các nhà khoa học đã quan sát và nhận thấy hạt tiêu và hành, tỏi giết chết 100% vi khuẩn khi chúng bắt đầu tiếp xúc với thức ăn, trong khi cỏ xạ hương, quế, thì là và các loại rau thơm giết chết 80% vi khuẩn.

Củ nghệ, một loại gia vị thiết yếu trong rất nhiều món ăn, được xem là "ngôi sao nhạc rock của thế giới gia vị" nhờ hương vị đậm và tính chất kháng khuẩn. Nghệ có sức mạnh đề kháng nhờ thành phần curcumin, đây là thành phần thiết yếu có khả năng làm lành vết thương ở mọi giai đoạn. Chưa hết, curcumin còn là chất chống ung thư, chống oxy hóa và chống viêm.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, bơ còn chứa một hợp chất giúp ngăn cản sự phát triển của các khối u và bệnh ung thư. Ngoài ra, nhiều nhãn hiệu bơ còn chứa kháng sinh. Đó là nhờ bơ được sản xuất từ sữa bò, và như chúng ta biết, sữa bò chứa chất kháng sinh.

Dù nấu chín hay để sống, hành là loại gia vị rất phổ biến giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn. Từ lâu, hành vốn nổi tiếng về khả năng đề kháng trong mùa lạnh và cảm cúm. Cũng như tỏi, hành chứa các hợp chất lưu huỳnh được chứng minh là có khả năng chống nhiễm trùng, thậm chí có thể chiến đấu với vi khuẩn. Nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của hành trong việc chống lại các vi khuẩn về răng, miệng. Vì vậy, thêm một chút hành sống vào bát phở và nhai kỹ, bạn sẽ ít phải đến gặp nha sỹ hơn.

Bắp cải từ lâu đã nổi tiếng với khả năng chống viêm và chống ung thư, nhưng bây giờ bắp cải còn nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn. Nghiên cứu gần đây cho thấy bắp cải thực sự rất chống vi khuẩn hiệu quả, thậm chí cả các chủng vi khuẩn kháng thuốc, như Staphylococcus aureus và E. coli.

Nước ép bắp cải là món hữu ích cho những ai đang phải đối phó với các vết loét, vì nó rất giàu axit lactic, giúp giữ các vi khuẩn lành mạnh và chiến đấu với các vi khuẩn có hại gây lở loét. Không chỉ thế, lá bắp cải còn được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua để điều trị bệnh viêm vú, thường xảy ra ở các bà mẹ cho con bú. Bệnh nhân có thể áp trực tiếp lá bắp cải lên vú để chống nhiễm trùng.

Nấm có khả năng chống vi trùng rất tốt. Trong thực tế, nhiều loại thuốc kháng sinh như penicillin, tetracycline và streptomycin thực sự có nguồn gốc từ nấm. Nghiên cứu hiện đại đã khẳng định khả năng chống vi khuẩn của nấm. Tuy nhiên, nên biết lựa chọn từng loại nấm vì không phải mọi loại nấm đều có giá trị y học như nhau. Chẳng hạn, nấm hương (shitake) nổi tiếng với khả năng chiến đấu với bệnh ung thư, vi khuẩn, virus và điều tiết cholesterol hiệu quả. Nấm linh chi (Reishi) cũng có năng lực tương tự, điều hòa huyết áp và khả năng chống viêm.

Tỏi, dù hơi "khó ngửi" một chút, nhưng lại rất đáng tôn kính nhờ khả năng chống vi khuẩn tự nhiên. Trong thực tế, tỏi thậm chí còn được gọi là "thuốc penicillin".

Mật ong thường được dùng trong các mục đích y tế, như để điều trị dị ứng theo mùa và viêm loét dạ dày. Mật ong cũng là một chất kháng sinh tự nhiên nổi tiếng, nhờ một loại protein đặc biệt là defensin-1 có trong mật. Loại protein này rất mạnh mẽ đến mức nó đang được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị bỏng hoặc viêm nhiễm trùng da, và chống lại các ảnh hưởng của bệnh nhiễm khuẩn da tụ cầu.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nhung-thuc-pham-co-tac-dung-nhu-khang-sinh-post174463.html