Những vật chứng vô giá về Hoàng thành Thăng Long thời đỉnh cao

Thời Lê sơ là giai đoạn Hoàng thành Thăng Long được mở rộng đến mức cực đại. Cùng đến Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long để chiêm ngưỡng những hiện vật quý được tìm thấy ở kinh đô nước Việt thời kỳ này.

Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi tại Thăng Long / Đông Đô, đổi tên kinh đô là Đông Kinh. Dưới thời Lê sơ (1428-1527), Đại Việt là một quốc gia hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Đầu rồng trang trí góc mái Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ.

Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi tại Thăng Long / Đông Đô, đổi tên kinh đô là Đông Kinh. Dưới thời Lê sơ (1428-1527), Đại Việt là một quốc gia hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Đầu rồng trang trí góc mái Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ.

Nhà nước Lê sơ lấy tư tưởng Nho giáo làm nền tảng cho một xã hội được tổ chức chặt chẽ. Luật pháp được xây dựng khá hoàn chỉnh. Các hoạt động kinh tế, buôn bán, văn hóa phát triển khá toàn diện. Ảnh: Gạch hộp, hai mặt trang trí rồng, thời Lê sơ.

Nhà nước Lê sơ lấy tư tưởng Nho giáo làm nền tảng cho một xã hội được tổ chức chặt chẽ. Luật pháp được xây dựng khá hoàn chỉnh. Các hoạt động kinh tế, buôn bán, văn hóa phát triển khá toàn diện. Ảnh: Gạch hộp, hai mặt trang trí rồng, thời Lê sơ.

So với các thời kỳ trước, kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ mang vẻ đẹp khác biệt, thể hiện rõ nhất qua bộ mái được lợp bằng các loại ngói âm dương có màu men xanh, vàng rực rỡ, ở đầu trang trí rồng, hoa cúc. Ảnh: Ngói trích thủy, đầu trang trí rồng, thời Lê sơ.

So với các thời kỳ trước, kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ mang vẻ đẹp khác biệt, thể hiện rõ nhất qua bộ mái được lợp bằng các loại ngói âm dương có màu men xanh, vàng rực rỡ, ở đầu trang trí rồng, hoa cúc. Ảnh: Ngói trích thủy, đầu trang trí rồng, thời Lê sơ.

Đặc sắc nhất là loại ngói ống hình con rồng, hình tượng hóa các con rồng có thân và vây lưng nằm trải dài theo dốc mái. Ảnh: Ngói ống men vàng tạo hình rồng thời Lê sơ.

Đặc sắc nhất là loại ngói ống hình con rồng, hình tượng hóa các con rồng có thân và vây lưng nằm trải dài theo dốc mái. Ảnh: Ngói ống men vàng tạo hình rồng thời Lê sơ.

Đây là loại ngói duy nhất có ở Thăng Long, phản ánh tính độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ. Ảnh: Ngói ống men xanh tạo hình rồng thời Lê sơ.

Đây là loại ngói duy nhất có ở Thăng Long, phản ánh tính độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ. Ảnh: Ngói ống men xanh tạo hình rồng thời Lê sơ.

Bên cạnh các vật liệu trang trí kiến trúc, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long một lượng lớn đồ gốm tinh xảo được tạo tác vào thời Lê sơ. Ảnh: Hai chiếc bình tỳ bà bằng gốm hoa lam thời Lê sơ.

Bên cạnh các vật liệu trang trí kiến trúc, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long một lượng lớn đồ gốm tinh xảo được tạo tác vào thời Lê sơ. Ảnh: Hai chiếc bình tỳ bà bằng gốm hoa lam thời Lê sơ.

Có giá trị nổi bật trong số đó là những loại đồ gốm trắng mỏng, đồ gốm hoa lam cao cấp trang trí hình rồng chân 5 móng, giữa lòng có chữ “Quan” hay chữ “Kính”, là đồ dành riêng cho nhà vua, gọi là đồ ngự dụng. Ảnh: Các loại đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ.

Có giá trị nổi bật trong số đó là những loại đồ gốm trắng mỏng, đồ gốm hoa lam cao cấp trang trí hình rồng chân 5 móng, giữa lòng có chữ “Quan” hay chữ “Kính”, là đồ dành riêng cho nhà vua, gọi là đồ ngự dụng. Ảnh: Các loại đĩa hoa lam ngự dụng thời Lê sơ.

Những đồ gốm cao cấp dùng cho vương hậu trang trí hình chim phượng mà đẳng cấp vượt trội so với đồ gốm thông thường dành cho cung phi hay các tầng lớp người hầu trong cung cấm cũng được tìm thấy. Ảnh: Các loại bát đĩa hoa lam vẽ chim phượng thời Lê sơ.

Những đồ gốm cao cấp dùng cho vương hậu trang trí hình chim phượng mà đẳng cấp vượt trội so với đồ gốm thông thường dành cho cung phi hay các tầng lớp người hầu trong cung cấm cũng được tìm thấy. Ảnh: Các loại bát đĩa hoa lam vẽ chim phượng thời Lê sơ.

Phát hiện quan trọng khác là bộ sưu tập đồ gốm dùng trong cung Trường Lạc của Thái hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, mẹ vua Lê Hiển Tông, được nhận diện bằng các chữ “Trường Lạc”, “Trường Lạc khố”, “Trường Lạc cung”. Ảnh: Bát đĩa men trắng có chữ Trường Lạc thời Lê sơ.

Phát hiện quan trọng khác là bộ sưu tập đồ gốm dùng trong cung Trường Lạc của Thái hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, mẹ vua Lê Hiển Tông, được nhận diện bằng các chữ “Trường Lạc”, “Trường Lạc khố”, “Trường Lạc cung”. Ảnh: Bát đĩa men trắng có chữ Trường Lạc thời Lê sơ.

Ngoài ra, khu di tích còn tìm được nhiều loại hình hiện vật đa dạng như bình vôi, dao bổ cau, đĩa đèn, lư hương... phản ánh nhiều nét văn hóa, đời sống trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ. Ảnh: Đĩa đèn dầu bằng gốm men trắng thời Lê sơ.

Ngoài ra, khu di tích còn tìm được nhiều loại hình hiện vật đa dạng như bình vôi, dao bổ cau, đĩa đèn, lư hương... phản ánh nhiều nét văn hóa, đời sống trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ. Ảnh: Đĩa đèn dầu bằng gốm men trắng thời Lê sơ.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-vat-chung-vo-gia-ve-hoang-thanh-thang-long-thoi-dinh-cao-1992520.html