Những vụ tai nạn máy bay của Việt Nam

VIT - Việt Nam tuy chưa gặp phải những vụ tai nạn bay thảm khốc, nhưng vẫn không tránh được những sự cố bất ngờ trong quá trình bay. Sau đây là những vụ tai nạn cấp 1 nhưng cũng rất đau lòng của hàng không Việt Nam tính từ sau ngày hòa bình lập lại đến nay.

Chỉ tính từ sau ngày hòa bình lập lại đến nay, hơn 40 năm Đoàn 919 là đơn vị chủ lực về vận chuyển hàng không, mọi đường bay trong nước và quốc tế, kể cả những sân bay vùng rừng núi Tây Bắc, Tây Nguyên. Đoàn 919 còn đảm nhiệm hầu hết các chuyến bay, chuyên cơ chở các đồng chí lãnh đạo. Nhưng vẫn không tránh được quy luật khắc nghiệt, những vụ tai nạn cấp 1 rất đau lòng. Vào năm 1976 tổ bay anh Hoàng Ngọc Trung một phi công bậc thầy, lái chiếc C47 chiến lợi phẩm (trước là chuyên cơ cho tổng thống ngụy quyền) bay từ miền Trung vào Sài Gòn. Giữa đường, một động cơ hỏng lúc máy bay cách sân bay Tân Sơn Nhất hơn 100km. Anh đã bay một động cơ còn lại về tới Tân Sơn Nhất. Vì đèn báo hiệu thả càng bị hư, anh không dám hạ cánh ngay mà bay qua đài chỉ huy để nhờ quan sát xem càng đã thả chưa. Sau khi được biết hai càng đã thả tốt, anh cho máy bay vòng lại và hạ cánh. Khi chỉ còn cách đường băng vài trăm mét, vì độ cao quá thấp, sức kéo chỉ còn một động cơ, máy bay không gượng được nữa nên đập xuống đất gãy cánh. Tổ bay hy sinh. Năm 1978 máy bay IL18 của tổ bay anh Kênh, anh Phiên, anh Hiệp trong khi giảm độ cao để vào sân bay nội bài, vì trời xấu, mưa phùn, máy bay đã đâm vào núi Ba Vì. Cũng năm 1978, máy bay IL14 tổ bay anh Bim, anh Ới, anh Lợi cũng đâm vào núi phía nam Đà Nẵng. Rồi tổ bay IAK40 đâm vào núi ở Nha Trang cũng đều trong lúc giảm độ cao vào sân bay, trời nhiều mây không thấy rõ mặt đất. Cũng như vậy với tổ bay anh Điển, anh Kỷ, đâm vào núi Sơn Trà - Đà Nẵng. Hiện trường vụ cháy máy bay Su-22M4 chỉ còn lại những mảnh vỡ cháy đen (Ảnh: Duy Tuyên) Rồi hai chiếc Tu134 của Việt Nam bị nạn ở Pnompenh và Campuchia, tổ lái và hành khách tử nạn gần hết, trong đó có cả Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, cũng là lúc máy bay vào hạ cánh gặp thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế. Ngược lại, tất cả các chuyến bay bị trục trặc trên đường bay, kể cả bị không tặc dùng vũ khí nóng tấn công tổ lái hòng cướp máy bay trên đường tới Đà Nẵng, tổ bay của anh Nam, anh Sâm vẫn xử lý thành công và hạ cánh an toàn. Duy nhất có một lần trên đường bay tổ bay DC4 cũ của anh Bẩy, anh Hòa trong chuyến bay chở thóc giống giúp nhân dân Lào bị lụt lớn từ Đà Nẵng qua Savanakhet, giữa đường động cơ bốc cháy, các anh tắt máy, dập lửa và hạ cánh khẩn cấp xuống một bãi cát trên một con sông nhỏ chung quanh toàn là núi. Mọi người trên máy bay đều an toàn. Vào ngày 9/6/2009 chiếc máy bay Su-22M4 gặp tai nạn khi bay huấn luyện sáng 9/6 trên bầu trời tỉnh Thanh Hóa. Đó là Đại úy Trần Thanh Nghị, quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một chuyến huấn luyện bay ở khu vực huấn luyện bình thường trên vùng trời huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Máy bay gặp nạn là SU-22M4 do Liên Xô cũ sản xuất. Chiếc máy bay này đã hết hạn sử dụng khá lâu nhưng được tăng hạn sử dụng để phục vụ cho huấn luyện và bảo đảm sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/muctin/xahoi/la67739/default.htm