Nói những điều này với sếp không khác gì 'rước họa vào thân'

Những điều sau đây không nên nói với sếp, có thể đẩy cho mối quan hệ của bạn với cấp trên thêm phần căng thẳng.

"Sếp sai rồi"

Công khai chỉ trích hay chỉ ra những lỗi sai của sếp là một cách không nên làm. Bạn có thể sẽ không được tham gia các cuộc họp hoặc không bao giờ được phát biểu. Nếu thấy sếp bạn đang sai lầm thì nên có cách nói nhẹ nhàng hơn như: "Tôi nghĩ thông tin này hình như sai...". Điều này khiến cho sếp có thể xem xét lại thông tin vừa nói.

"Tôi không làm được"

Bạn nói như vậy cho thấy sự thiếu tự tin và đã tự đưa mình đánh mất một cơ hội. Rõ ràng sếp sẽ có cái nhìn khác về năng lực của bạn, cảm thấy bạn kém cỏi và không có chí tiến thủ.

"Đó không phải là việc của tôi"

Không có công việc nào cố định, sắp xếp khô khan như một khối đá. Có thể bạn sẽ phải làm thêm một vài công việc của người khác hay công việc trong ngày bị xáo trộn vì một vài việc phát sinh. Thay vì cáu có bực mình, bạn có thể nhận thêm một vài việc như vậy. Bởi điều này giúp bạn có thể học hỏi được nhiều điều, tích lũy thêm kinh nghiệm.

"Không"

Câu trả lời này kém lịch sự, cộc lốc và cảm thấy như một lời thách thức. Nếu như sếp hỏi "Hôm nay bạn có thời gian để làm việc này hay không". Bạn không nên trả lời không một cách cộc lốc mà hãy kèm theo lời giải thích. "Hôm nay tôi sẽ tập trung vào công việc này, nếu sếp muốn làm việc khác thì em/mình sẽ tập trung để giải quyết".

"Tôi không biết"

Bạn có thể không trả lời được mọi câu hỏi nhưng tốt nhất là bạn nên dành thời gian tìm hiểu và trả lời sau hơn là việc trả lời "tôi không biết". Điều này cũng giúp bạn bổ sung được kiến thức cho bản thân.

"Tôi sẽ thử"

Một số người thường nói vậy như một phản ứng có thể chấp nhận khi được giao một công việc mà cảm thấy chưa chắc chắn có thể hoàn thành hay không. Nhưng với người quản lý khi nghe điều đó sẽ cảm thấy không tin tưởng và bạn cho thấy sự không chắc chắn, trong khi sếp muốn có thời hạn cụ thể

"Tôi được lợi ích gì từ việc đó"

Đôi khi công việc của bạn sẽ có chút liên quan đến các bộ phận khác và phải giúp đỡ người khác. Nếu bạn cứ tự mình đặt những câu hỏi như vậy là hoàn toàn không tốt. Sếp không thích những người không có tinh thần tập thể và không biết cách làm việc nhóm.

"Công việc trước đây, tôi từng làm thế này"

Có nhiều khi bạn thấy cách của sếp không hợp lý, bản thân bạn muốn góp ý và chỉ ra cách hợp lý hơn. Nhưng bạn nói một cách thẳng thừng như trên sẽ tạo ra sự đối đầu. Bạn nên nhẹ nhàng để trao đổi và đưa ra gợi ý.

"Không phải lỗi của tôi mà là lỗi của..."

Đổ lỗi là điều nguy hiểm. Nếu bạn là người không có lỗi hãy để sau đó hẵng giải thích. Không nên kéo người khác vào cuộc, nếu bạn là người chịu trách nhiệm chính cho phần việc đó.

Tôi không thể làm việc với cô ấy/anh ấy

Không chơi với bạn bè hay có những xung đột ở trường học không chấp nhận được, điều này cũng không nên xảy ra ở chốn công sở. Nó cho thấy bạn đã đặt những xung đột cá nhân lên hiệu quả của công việc chung.

"Tôi không có cách nào"

ĐIều này không nên nói với sếp ngay khi vừa được hỏi. Bạn sẽ cho thấy năng lực kém và khả năng không chịu động não. Trước khi nói điều đó, bạn nên đưa ra một số giải pháp khả thi khác.

"Tôi chán nản"

Bạn có thể có lúc mệt mỏi, nhàm chán và bạn phàn nàn với sếp. Nhưng điều đó là không nên, bạn vẫn được trả lương đầy đủ để làm việc, hãy tự tạo niềm vui cho bản thân và tìm thấy niềm vui trong công việc.

"Tôi không được như..."

Bạn nên tập trung làm tốt công việc của mình hơn là chuyện so bì tiền lương, tiền thưởng của người khác trừ khi bạn đang chứng kiến sự thiên vị trắng trợn. Nếu trong trường hợp đó, bạn nên trò chuyện với sếp sau khi đã có được những thông tin, căn cứ chính xác.

Nghi Dung (Theo BI)

Nguồn VTC: http://vtc.vn/noi-nhung-dieu-nay-voi-sep-khong-khac-gi-ruoc-hoa-vao-than-d261415.html