Nông nghiệp công nghệ cao: Rào cản nguồn vốn, hạn chế nhân lực

THCL - Khẳng định sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một vấn đề lớn, do đó nhiều chuyên gia lên tiếng, đầu tư lĩnh vực này, không đơn giản chỉ là bài toán lỗ - lãi trong kinh doanh, quan trọng hơn đó là tái cấu trúc nền nông nghiệp Việt Nam.

THCL - Khẳng định sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một vấn đề lớn, do đó nhiều chuyên gia lên tiếng, đầu tư lĩnh vực này, không đơn giản chỉ là bài toán lỗ - lãi trong kinh doanh, quan trọng hơn đó là tái cấu trúc nền nông nghiệp Việt Nam.

Nông nghiệp CNC cong nhiều hạn chế, rủi ro

Khó tìm tiếng nói chung

TS. Nguyễn Minh Phong, Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật mà DN đầu tư hiện chưa được coi là tài sản đủ tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, gây khó khăn cho DN trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại NH…

Theo NHNN, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đến cuối tháng 5/2017 đạt 1.148.070 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2016 (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng 7,06% chung của nền kinh tế), chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Riêng tổng dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao (CNC) và nông nghiệp sạch đạt gần 32.339 tỷ đồng với 4.125 khách hàng còn dư nợ (3.957 khách hàng cá nhân, 168 DN), trong đó cho vay nông nghiệp CNC là 27.737 tỷ đồng (chiếm gần 86%) vay nông nghiệp sạch đạt 4.602 tỷ đồng, không phát sinh nợ xấu.

Tuy nhiên, nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp khi được hỏi vẫn tiếp tục gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn, nhất là về lãi suất, tài sản thế chấp và thời hạn vay.

Hơn nữa, giữa NH và DN vay vốn chưa tìm được tiếng nói chung do việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch hiện chủ yếu mới có các tiêu chí định tính, thiếu định lượng cụ thể hoặc còn cứng nhắc. Ðang có nghịch lý là người vay nếu không được vay sẽ khó có đủ năng lực tài chính để hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi liên kết, từ đó mới có sản phẩm tốt để ký hợp đồng ổn định đầu ra; trong khi NH chỉ cho vay khi đã có chuỗi liên kết, đã có đầu ra ổn định.

Ngoài ra, do đặc thù của các dự án nông nghiệp CNC là quy mô lớn, cần nhiều vốn, thời gian thực hiện kéo dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vòng quay vốn chậm, lợi nhuận không cao và có nhiều rủi ro. Trong khi các DN cũng hạn chế về năng lực thế chấp hoặc chứng minh tính khả thi, thu nhập ổn định của dự án cần vay vốn.

Do vậy, cần mở rộng và nới các tiêu chuẩn để DN đầu tư lĩnh vực này tiếp cận được nguồn vốn từ NH. Đồng thời, cần sớm xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp để DN có cơ sở vay vốn.

97% lao động chưa qua đào tạo

Tại Hội thảo về nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp CNC, do Trung ương Hội Nông dân phối hợp NHNN tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia băn khoăn, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC bằng gói tín dụng lớn, thế nhưng vấn đề nguồn nhân lực nào để vận hành nền nông nghiệp đó vẫn chưa được tính đến. Đây chính là rào cản khiến các nhà đầu tư rất lúng túng khi đầu tư phát triển nông nghiệp CNC. Bởi hiện có đến trên 97% lao động nông nghiệp là chưa qua đào tạo.

Một vấn đề đáng chú ý khác đó là thị trường tiêu thụ, lâu nay người nông dân bị tồn ứ sản phẩm nông sản, được mùa mất giá vì thiếu thông tin.

Ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ cho rằng, nếu ứng dụng CNC vào nông nghiệp mà chỉ xây 1 nhà máy trị giá tiền tỷ, sau đó để nông dân “tự bơi” thì đầu tư sẽ rất uổng phí. Do đó, nếu muốn thu hút DN đầu tư thì cần thiết phải chủ động đầu ra, chủ động thị trường cho sản phẩm nông sản. Nông nghiệp CNC là một phương thức sản xuất, hoàn toàn không phải mô hình kinh tế nên phải gắn liền với chuỗi giá trị nếu không đây sẽ là gánh nặng cho các NH, DN và nhà đầu tư.

Để giải quyết những rào cản hiện nay, theo ông Thành, mỗi nhà đầu tư khi tham gia lĩnh vực này cần phải quyết định được thị trường. Trong chuỗi liên kết, người nông dân sẽ sản xuất và nhà đầu tư sẽ bao tiêu sản phẩm. Nhà nước cần quan tâm tới vấn đề cơ chế, tạo điều kiện cho nhà đầu tư để họ có thể thực hiện được mô hình chuỗi cung ứng này. Bởi cuối cùng Nhà nước sẽ được lợi khi nhiều người giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, giảm gánh nặng xã hội.

Phan Chinh

Nguồn TH&CL: http://thuonghieucongluan.com.vn/nong-nghiep-cong-nghe-cao-rao-can-nguon-von-han-che-nhan-luc-a39982.html