“Nóng” nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Trái ngược với các giai đoạn tăng trưởng trước, thời gian này mặc dù thị trường chứng khoán niêm yết diễn ra sôi động nhưng hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán lại trở nên khó khăn, khi họ phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh giành thị phần môi giới gay gắt.

* Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư Việc đua nhau tung ra các “chiêu” ưu đãi để kéo khách hàng đang khiến nguồn thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán giảm mạnh. Vì vậy mà nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp đang có dấu hiệu trở thành “cứu cánh” tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của nhiều công ty chứng khoán. Lợi ích từ phía sau Theo phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán, với kinh nghiệm nhiều năm là giám đốc khối tư vấn tài chính doanh nghiệp cho biết, nguồn thu từ nghiệp vụ này chỉ dừng lại ở “thu đủ bù chi”, tuy nhiên lợi ích thực chất là những thứ không đong đếm được ở đằng sau nó. Dẫn chứng cụ thể, ông Bùi Đình Như, Giám đốc khối Tư vấn tài chính doanh nghiệp – Công ty chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VISC) cho biết, tùy theo từng thương vụ song giá trị của mỗi hợp đồng tư vấn tài chính từ khoảng 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Thời gian thực hiện một hợp đồng phải mất từ 60 ngày đến 90 ngày, bình quân lợi nhuận thu về sau khi trừ hết chi phí công ty thu được từ 10% đến 15% giá trị hợp đồng. Vị phó tổng trên cũng cho hay, hoạt động tư vấn tài chính của các công ty hiện đang tập chung vào các mã OTC chuẩn bị lên sàn. Lợi ích sẽ nhìn thấy ngay trước mắt, thứ nhất công ty chứng khoán sẽ có điều kiện đầu tư tự doanh, thông qua hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình ảnh… rồi dùng các biện phát kỹ thuật đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh ngay sau khi niêm yết. “Ngoài ra, tư vấn doanh nghiệp niêm yết cũng là hình thức khẳng định thương hiệu công ty chứng khoán. Hơn thế nữa, công ty chứng khoán đó sẽ có thêm một số lượng lớn khách hàng thông qua việc các cổ đông của công ty niêm yết đến mở tài khoản,” vị phó tổng này nói. "Hết nạc phải vạc đến xương" Về bề nổi, lợi ích của các công ty chứng khoán khi tham gia tư vấn tài chính dường như là rất cụ thể và có vẻ an toàn. Nhưng vị phó tổng giám đốc trên lại chỉ ra những khó khăn thực tế để có được hợp đồng, thứ nhất phụ thuộc nhiều vào năng lực của vấn đội ngũ tư vấn và quan trọng nhất là họ phải giải quyết định bài toán mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Thứ hai, không chỉ riêng yếu tố con người, mà năng lực tài chính và uy tín huy động lực lượng đồng thuận trong quá trình đẩy giá cổ phiếu cũng quyết định lớn đến khả năng dành được hợp đồng tư vấn. Thứ ba, các doanh nghiệp lớn có kết quả kinh doanh tốt thì hầu hết đã niêm yết trên sàn, năm 2010 có nhiều doanh nghiệp mới niêm yết nhưng đa số lại là các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh, thương hiệu ở mức trung bình. Chất lượng của các công ty chuẩn bị niêm yết tới đây ở mức trung bình yếu cũng là rất nhiều. “Như vậy với số lượng hơn 100 công ty chứng khoán nhảy vào cạnh tranh tìm kiếm hợp đồng tư vấn tài chính, xác suất các công ty làm ăn tốt sẽ tìm đến các công ty chứng khoán lớn, uy tín là rất cao. Trường hợp các công ty chứng khoán nhỏ ‘hết nạc phải vạc đến xương" cố gắng chấp nhận hợp tác đầu tư cổ phiếu của các công ty yếu kém sau khi tư vấn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây tổn hại cho thị trường, khi họ cực chẳng đã phải dùng kỹ xảo thổi giá cổ phiếu, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là những nhà đầu tư bị lôi kéo xu thế mua các cổ phiếu này để đón trước thời điểm lên sàn,” vị phó tổng giám đốc này nhấn mạnh. Đơn cử trường hợp của Công ty chứng khoán SSI, là một công ty rất thành công trong lĩnh vực tư vấn tài chính. Trong năm 2009, SSI thực hiện thành công 76 hợp đồng tư vấn bao gồm IPO, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tư vấn niêm yết, tái cấu trúc, mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong đó dịch vụ bảo lãnh phát hành lại chiếm đến 77,05% cơ cấu tổng doanh thu của dịch vụ Ngân hàng đầu tư của SSI. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của SSI mặc dù đưa ra con số quý I/2010 SSI đang tiến hành tư vấn 44 hợp đồng và sẽ thực hiện 40 hợp đồng nữa trong năm 2010, nhưng ông Hưng vẫn phải khẳng định hoạt động ngân hàng đầu tư phụ thuộc nhiều vào chất lượng của công ty đại chúng, yếu tố cốt lõi để thành công trong những thương vụ đối với SSI vẫn là con người. “Cho dù có được mua cổ phiếu với tỷ lệ cao đi chăng nữa nhưng nếu chúng ta không trực tiếp điều hành thì cũng khó có thể hy vọng sẽ đạt được kết quả như mong đợi,” ông Hưng thẳn thắn trao đổi tại phiên họp Đại hội cổ đông thường niên 2010.(Nguồn: TTXVN)

Nguồn ATPVietnam: http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/55320/index.aspx