Phát hiện lỗ đen quái dị lang thang trong vũ trụ

Không chỉ độc lạ về nguồn gốc hình thành mà lỗ đen quái dị XJ1417 + 52 còn có cách hoạt động cũng cực kỳ bá đạo.

Đài thiên văn Chandra của NASA và đài quan sát XMM-Newton X-ray của ESA vừa công bố một lỗ đen quái dị có tên khoa học là XJ1417 + 52.

Lỗ đen này đang nằm ngoài rìa thiên hà GJ1417 + 52, cách Trái Đất chúng ta khoảng 4,5 tỷ năm ánh sáng và có dấu hiệu hoạt động lang thang ngoài rìa thiên hà này.

Nó là một lỗ đen khổng lồ ước tính có khối lượng gấp 100.000 lần mặt trời. Và mỗi lần có nhiều sao hay các loại vật chất không gian lọt vào trung tâm lỗ đen này thì nó lại phát ra ánh sáng có cường độ cực khủng.

Ngoài ra, các chuyên gia khoa học nhận định, lỗ đen XJ1417 + 52 từng đạt độ sáng có cường độ đỉnh điểm vào năm 2000, kể từ đó độ sáng của lỗ đen này đã giảm đáng kể.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/vu-tru/phat-hien-lo-den-quai-di-lang-thang-trong-vu-tru-765671.html