Phát triển nghiên cứu vật liệu tiên tiến và ứng dụng

Các nhà khoa học thảo luận về các đề tài nghiên cứu khoa học vật liệu-ứng dụng tiên tiến như vậtliệu màng mỏng, nano, vật liệu xốp, xúc tác.

Ngày 6/9,tại Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vàPhân hội Hóa học hữu cơ phía Nam phối hợp tổ chức Hội nghị vật liệu tiên tiến vaừ́ng dụng – AMA 2013.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, cáctrường đại học chuyên ngành vật liệu-ứng dụng, các nhà khoa học trong cả nước.

Hội nghị chủ yếu tập trung vào các nội dung chính về vật liệu tiên tiến (vậtliệu màng mỏng, nano, vật liệu xốp, xúc tác), vật liệu cho năng lượng và nănglượng tái tạo (thăm dò khai thác và chế biến dầu khí, nhiên liệu sinh học, pinMặt Trời, pin và vật liệu tích trữ năng lượng), vật liệu quang học, vật liệu ysinh-dược phẩm-môi trường, các phương pháp nghiên cứu và đánh giá vật liệu.

Đây là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận về cáccông trình nghiên cứu khoa học vật liệu-ứng dụng gần đây, đánh giá thực trạngnghiên cứu và ứng dụng hiện nay, đồng thời tìm ra định hướng để nghiên cứu, pháttriển ngành khoa học vật liệu tiên tiến và ứng dụng trong thời gian tới.

Tại hội nghị, các nhà khoa học đã trình bày và thảo luận các đề tài nghiên cưúvề vật liệu nano trong y sinh; một số nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano tronglĩnh vực năng lượng; sử dụng chất lỏng ion mới để xử lý rong tảo trên cạn phụcvụ sản xuất nhiên liệu sinh học; hiệu ứng tích cực của chất dẫn truyền dendrimerkích thước nano lên việc giảm thiểu độc tính của chất chống ung thư; tổng hợpnano vàng từ dịch chiết lá mướp đắng và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật củanó…

Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu tiên tiến có tính ứngdụng cao trong các ngành công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhânchủ yếu xuất phát từ vấn đề về trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ nghiêncứu còn thiếu và không đồng bộ; lực lượng cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực nàycòn khá non trẻ, chưa có kinh nghiệm, nhất là thiếu những “kiến trúc sư” chotừng nhóm nghiên cứu các vật liệu khác nhau.

Bên cạnh đó, hiện hầu hết các nghiên cứu đều mang tính tự phát, chưa xây dựngđược chiến lược nghiên cứu và phát triển cho từng nhóm vật liệu.

Các đại biểu cho rằng thời gian tới, ngành vật liệu mới cần ưu tiên nghiên cưúvề các đề tài có tính ứng dụng cao như công nghệ sản xuất kim loại sạch và siêusạch, công nghệ sản xuất các vật liệu kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở đất hiếm;các loại vật liệu xây dựng không nung chất lượng cao thay thế vật liệu truyềnthống nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; công nghệ sản xuất các loại thủy tinhy tế, sản xuất gốm, màng xúc tác, các loại vật liệu và linh kiện cảm biến…

Phó giáo sư, tiến sỹ Phan Minh Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phốHồ Chí Minh nhấn mạnh các cơ quan, đơn vị phải luôn đồng hành cùng các nhà khoahọc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các ý tưởng mới, sáng tạo có thể được nghiêncứu và áp dụng vào thực tế đời sống kinh tế-xã hội./.

Vũ Tiến Lực (TTXVN)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/phat-trien-nghien-cuu-vat-lieu-tien-tien-va-ung-dung/20139/214702.vnplus