Phòng ngừa bệnh lý về tiêu hóa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, trong đó 3,5 – 4 triệu trường hợp tử vong.

Bình thường trong ruột người có những loại vi khuẩn có lợi và có hại cùng tồn tại hòa bình với nhau ở một trạng thái cân bằng nhất định. Vì một nguyên nhân nào đó, ví dụ sử dụng kháng sinh (đặc biệt là kháng sinh phổ rộng) làm phá vỡ trạng thái cân bằng này, dẫn tới rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây tiêu chảy… PGS. TS. BS Phạm Lê An, trưởng TT đào tạo bác sĩ gia đình ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: Đa số các trường hợp khi đang điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm, hệ vi sinh đường ruột sẽ bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị, dẫn đến rối loạn vi sinh đường ruột và kém hấp thụ vitamine. Trong tất cả các trường hợp này, cần sử dụng Probiotics (chất trợ sinh) để điều trị các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn, phòng ngừa và điều trị các rối loạn hệ vi khuẩn ruột gây ra do dùng kháng sinh, hội chứng ruột kích thích… Probiotics là chất bổ sung vào chế độ ăn, có nguồn gốc từ vi sinh vật sống, khi được dùng với lượng thỏa đáng, sẽ có tác dụng có lợi trên ký chủ, cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh ở ruột. Một trong những vai trò của probiotics là giúp ngăn ngừa các rối loạn về tiêu hóa, đặc biệt các tình trạng tiêu chảy ở người lớn và trẻ em, hoặc để phòng ngừa các rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tại Việt Nam, Probiotics có dạng hỗn dịch không màu, không mùi, không vị và không cần pha chế trước khi dùng, rất thích hợp cho trẻ em. Gần đây, sự xuất hiện của Enterogermina dạng viên nang dành cho người lớn tạo thuận lợi cho các bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân trong việc lựa chọn dạng thuốc điều trị phù hợp. BS Lê An nhắc nhở: Khi điều trị các bệnh viêm nhiễm, sử dụng Probiotics giảm nguy cơ tiêu chảy trong 3 ngày và trung bình thời gian tiêu chảy giảm khoảng 30 giờ. Probiotics cũng có thể giảm cơn đau và trướng bụng với bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên các phụ huynh cần lưu ý, luôn phải bù nước điện giải đủ cho người bệnh bị chảy cấp do nhiễm trùng ở người lớn cũng như trẻ em.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/5/5/5/53768/default.aspx