Quy định hiện hành về số giờ làm thêm: Người lao động đề nghị giữ nguyên

64,7% người lao động (NLĐ) được hỏi đều chọn phương án 1, tức là giữ nguyên quy định về số giờ làm thêm dưới 30 giờ/tháng như hiện hành. Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu của Trung tâm phát triển và hội nhập vừa công bố cho thấy: Đa số NLĐ mong muốn giữ nguyên quy định hiện hành vì cần dành thời gian chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái và dành cho cuộc sống xã hội.

Không đảm bảo sức khỏe

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm phát triển và hội nhập phối hợp với LĐLĐ tỉnh Hải Dương, LĐLĐ Đồng Nai... tiến hành thảo luận 15 nhóm công nhân, thu thập 9 trường hợp điển hình tại 4 tỉnh, thành phố như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, TP.HCM; khảo sát online với 507 phản hồi cho thấy: Xét theo loại hình doanh nghiệp cũng có sự khác biệt đáng kể về số giờ làm thêm. Cụ thể: Dưới 30 giờ/tháng ở Công ty cổ phần: chiếm 89,7%; doanh nghiệp nhà nước: 67,9%; doanh nghiệp tư nhân: 60,8%.

Tăng số giờ làm thêm nhiều, nhiều lao động nữ phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp.

Về số giờ làm thêm, tại TP.HCM và Đồng Nai, thời gian làm thêm phổ biến 2 giờ/ngày và 3 ngày/tuần, một số doanh nghiệp có đơn hàng nhiều thì làm thêm 5 ngày liên tục trong tuần; trong khi đó tại Hải Dương, lao động làm thêm 4 giờ/ngày, trong 5 ngày liên tục/tuần.

Về số giờ làm thêm từ 31-60 giờ/tháng, ngành da giày chiếm cao nhất (40,5%); ở ngành chế biến thực phẩm là 36% và dệt may 35,4%. Điều này dẫn tới tình trạng mệt mỏi, mất sức do tính chất công việc của công nhân phải thường xuyên ngồi hoặc đứng trong quá trình làm việc, sau đó lại tiếp tục làm thêm nhiều giờ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động hiện đang đưa ra 2 phương án điều chỉnh.

Cụ thể: Phương án 1: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ; tuy nhiên, tổng số giờ làm thêm của NLĐ không được vượt quá 600 giờ trong 1 năm.

Phương án 2: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ.

Thực tế, với phần lớn công nhân khu công nghiệp, nếu chưa làm thêm, thu nhập khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/tháng, sau làm thêm, tăng ca, sẽ đảm bảo từ 8-9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca là công nhân thiếu thời gian chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, đưa con đi chơi…

Hiện có tới 80% lao động nữ làm việc trong ngành may mặc và 75% lao động nữ trong ngành điện tử, vì vậy, nếu theo phương án 2 hoặc 3 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động đều có tác động tiêu cực tới lao động nữ.

Trong 1 phỏng vấn sâu, một công nhân may tại Hải Dương, thường xuyên làm thêm trên 60 giờ/tháng cho biết: “Công nhân may thường bị đau bắp chân, mỏi chân do phải đứng nhiều. Trong khi đó, công nhân không hay đi khám sức khỏe định kì. Trong công ty có một vài công nhân đã bị ngất có khi là 2 lần/ngày vì đứng nhiều mà bị choáng”.

Đó là chưa kể công nhân thường bị mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp như mệt mỏi, đau lưng, đau đầu do ngồi nhiều, ít vận động, đau vai, đau tay, mờ mắt. “Do áp lực công việc, hàng nhiều nên thường căng thẳng, không chịu đi ăn cơm, ngồi làm cố dẫn đến đau bao tử, thậm chí hàng nhiều không dám đi vệ sinh dẫn đến có người bị sỏi thận vì chỉ uống có 300ml/ngày”, một công nhân nhập cư làm việc tại TP.HCM cho biết.

Thiếu thời gian chăm sóc gia đình

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động hiện đang đưa ra 2 phương án điều chỉnh. Cụ thể: Phương án 1: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ; tuy nhiên, tổng số giờ làm thêm của NLĐ không được vượt quá 600 giờ trong 1 năm.

Phương án 2: Tăng số giờ làm thêm, bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ.

Thực tế, với phần lớn công nhân khu công nghiệp, nếu chưa làm thêm, thu nhập khoảng 3,5-4,5 triệu đồng/tháng, sau làm thêm, tăng ca, sẽ đảm bảo từ 8-9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hệ lụy của tăng ca là công nhân thiếu thời gian chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, đưa con đi chơi…

Hiện có tới 80% lao động nữ làm việc trong ngành may mặc và 75% lao động nữ trong ngành điện tử, vì vậy, nếu theo phương án 2 hoặc 3 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động đều có tác động tiêu cực tới lao động nữ.

Kết quả khảo sát của Trung tâm phát triển và hội nhập cho thấy: Trên 50% lao động cho rằng tăng ca ảnh hưởng tới việc đưa đón con cái đi học, chăm sóc và dạy dỗ con cái, thời gian giao lưu giữa các thành viên trong gia đình. Thậm chí, nó có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển cá nhân và xung đột gia đình.

Chị Nguyễn Thị Lành- công nhân nhập cư tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) cho biết: Khoản tiền tăng ca chỉ đủ cho tôi bù vào việc thuê người trông con nên nếu xét kỹ, không tăng ca để dành thời gian đó chăm con, vừa gắn kết tình cảm gia đình lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiều lao động nữ tại khu công nghiệp cũng phàn nàn về việc do tăng ca nhiều nên phải gửi con về quê sống với ông bà khiến mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở nên lỏng lẻo và dần mờ nhạt.

“Nếu tăng ca nhiều, phụ nữ thường là người chịu áp lực lớn hơn vì vừa phải chăm lo gia đình trong khi vẫn phải làm thêm giờ. Vì vậy, tôi đề nghị các nhà quản lý nên xem xét, tính toán giữ nguyên số giờ làm thêm như quy định hiện hành”, chị Nguyễn Thị Lành đề xuất.

N.L

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/quy-dinh-hien-hanh-ve-so-gio-lam-them-nguoi-lao-dong-de-nghi-giu-nguyen-49064.html