Quy trình giải cứu thực phẩm “made in China”

Những giải pháp Trung Quốc sử dụng để thoát khỏi cơn cuồng nộ của người tiêu dùng thế giới sau những mẩu chuyện ghê rợn về thức ăn hàng ngày xuất xứ từ đất nước đông dân nhất thế giới này.

small_2498.jpg Những giải pháp Trung Quốc sử dụng để thoát khỏi cơn cuồng nộ của người tiêu dùng thế giới sau những mẩu chuyện ghê rợn về thức ăn hàng ngày xuất xứ từ đất nước đông dân nhất thế giới này. Nhận thức rõ rằng có thể lâm vào khủng hoảng nếu tình trạng hàng thực phẩm Trung Quốc bị từ trong ra ngoài nước lên án kéo dài, các giới chức cao cấp của Trung Quốc đã bắt đầu thi hành những chiến dịch nhằm kéo các mác “Made in China” ra khỏi vũng bùn dơ bẩn, độc hại hiện nay. Đầu tiên Chính phủ Trung Quốc tung hô lên rằng tình trạng nghiêm trọng hiện nay là do những bài viết có tính phóng đại của truyền thông nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Mỹ là nước đang nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều nhất và cũng đang coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mới. Một nhân vật đứng đầu cơ quan quản lý chất lượng nói rằng một công ty gặp phải vấn đề về chất lượng không có nghĩa là cả nước này đều gặp vấn đề và ông cũng cho rằng các quốc gia khác đang muốn lợi dụng mớ lộn xộn của Trung Quốc để thúc đẩy nền sản xuất của nước họ. Bên cạnh đó, trong chiến dịch cứu vãn cho uy tín của mình, Trung Quốc cũng đã chính thức lên tiếng về những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh năm tới. Họ cho biết rằng hệ thống này bao gồm 10 khâu và giai đoạn kiểm tra toàn bộ quy trình chế biến, xử lý, sản xuất, bảo quản và bán các sản phẩm này. Kết quả sẽ được công bố và cập nhật liên tục. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đóng cửa hàng loạt các công ty có liên quan đến vụ việc rắc rối trên và sẽ rút cùng với việc xét cấp lại giấy phép cho các công ty sản xuất tân dược. Một chiến thuật khác của Trung Quốc nhằm xoa dịu dư luận chính là việc ngưng nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác. Cụ thể là cấm nhập hàng của Tyson Foods và Cargill, hai nhà cung cấp Mỹ do phát hiện vi khuẩn salmonella trong thịt gà và các loại thịt khác hay ngưng nhập thực phẩm đông lạnh của Việt Nam, Philippines. Chính những hành động này đã giúp Trung Quốc làm lu mờ vai trò “chủ chốt” của mình trong việc bỏ chất độc hại vào thực phẩm và đồ tiêu dùng đồng thời hướng mũi dùi dư luận vào các công ty nước ngoài. Chẳng biết tình trạng này sẽ đi đến đâu, nhưng Chính phủ Trung Quốc đang làm hết sức để cứu vãn cho nền kinh tế nước này, ngay trong cái thế kỷ mà nhiều chuyên gia dự đoán sẽ là thế kỷ phát triển tột bực của đất nước đông dân nhất thế giới. Trung Quốc đang phải nai lưng ra để vá chiếc áo chất lượng đã rách bươm. Chúng ta sẽ còn phải lo sợ về vấn đề an toàn thực phẩm như thế này cho đến lúc nào?.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29061-quy-trinh-giai-cuu-thuc-pham-made-in-china