Rà soát TTHC lĩnh vực xuất bản phẩm : Làm rõ các điều kiện

Theo cam kết WTO, VN đã mở cửa cho các DN trong và ngoài nước tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực NK xuất bản phẩm vào VN.

Một đại diện của Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, riêng lĩnh vực NK sách, mỗi năm VN NK khoảng 150.000 đầu sách. Trong khi đó, số lượng sách được xuất bản hàng năm của VN cũng chỉ đạt khoảng 30.000 đầu sách (với khoảng 2/3 là tái bản). Thực hiện nghiêm túc cam kết Tính đến nay, VN đã có 7 DN được phép NK xuất bản phẩm. Không những vậy, hai thủ tục hành chính (TTHC) về “Cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm NK” và “Cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm” đã được đưa vào danh sách rà soát TTHC ưu tiên của đợt 1. Đại diện Cục Xuất bản cho biết, để ngăn chặn các ấn phẩm độc hại vào VN, công tác kiểm duyệt các xuất bản phẩm nhập khẩu vào VN cũng phải thực hiện rất nghiêm túc nên khó tránh khỏi việc mất thời gian. Chỉ cần tính riêng khoảng 150.000 đầu sách được nhập hàng năm đã thấy một khối lượng công việc khổng lồ thế nào. Tuy nhiên, yêu cầu bất khả kháng đối với công tác NK xuất bản phẩm là các cán bộ Cục Xuất bản phải đọc kỹ từng câu, từng chữ trong tất cả các sách được nhập khẩu về. Thực tế, công tác kiểm duyệt là rất cần thiết. Nhưng việc mở rộng cánh cửa để các xuất bản phẩm được nhập khẩu vào VN cũng đem lại lợi ích vô cùng to lớn. Bà Trường Sơn – Đại diện FPT cho biết, hiện nay, các sách giảng dạy về công nghệ của Đại học FPT đang sử dụng 100% có nguồn gốc từ NK. Do vậy, TTHC về NK sách được đơn giản hóa sẽ giảm được nhiều chi phí cho công tác đào tạo của trường. Cần cụ thể và chi tiết hơn VCCI đã chủ trì tổng hợp các ý kiến từ DN và chuyên gia để điền biểu mẫu rà soát và đưa ra các kiến nghị đối với hai TTHC trên. Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng nhóm rà soát TTHC lĩnh vực đăng ký kinh doanh của VCCI, xét về tính cần thiết, hai thủ tục trên thực sự là cần thiết đối với công tác quản lý, định hướng tư tưởng văn hóa. Tuy nhiên, những TTHC này vẫn có thể quy định cụ thể và chi tiết hơn nữa để DN nộp hồ sơ làm thủ tục giảm được chi phí và thời gian. Ví dụ sách nộp hồ sơ tại Cục Xuất bản... không nên ghi chung chung là nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin – Truyền thông. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nên có thêm một cơ sở tiếp nhận hồ sơ nữa tại TP HCM. Tại Điểm đ, Khoản 2, Nghị định 11/2009 có quy định “Giấy xác nhận vốn chủ sở hữu và diện tích mặt bằng kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”, “Vốn chủ sở hữu từ 5 tỷ đồng trở lên”, “mặt bằng kinh doanh tối thiểu là 100 m2”. Theo ông Đậu Anh Tuấn, cần làm rõ vốn chủ sở hữu là vốn nào: vốn điều lệ, vốn kinh doanh... Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận số vốn này? Với 100 m2 mặt bằng thì sẽ được xác nhận dưới hình thức nào: hợp đồng cho thuê công chứng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng... Theo đại diện Cục Xuất bản, những kiến nghị trên của nhóm rà soát TTHC là những ý kiến đóng góp quan trọng cho các cơ quan quản lý. Hiện tại, Bộ Thông tin – Truyền thông đang chủ trì soạn thảo thông tư hướng dẫn Nghị định số 11/2009. Thông tư sẽ được ban hành trong năm 2009. Các nội dung kiến nghị của nhóm rà soát TTHC sẽ được tổng hợp xem xét trong thông tư. Bá Tú

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20091020105549571cat160/ra-soat-tthc-linh-vuc-xuat-ban-pham-lam-ro-cac-dieu-kien.htm