Sau Cai Lậy, cuộc chiến 'tiền lẻ - trạm thu phí' cháy âm ỉ tại quốc lộ 5

Sau khi quốc lộ 5 liên tục ùn ứ vì tài xế dùng tiền lẻ qua trạm thu phí những ngày qua, hôm nay Vidifi - đơn vị quản lý hai trạm thu phí quốc lộ 5 đã đề nghị Tổng cục An ninh vào cuộc điều tra các hành vi gây mất trật tự và an ninh tại trạm thu phí trên tuyến.

Ngày 5/9, Trạm BOT số 1 quốc lộ 5 đã phải xả trạm do lượng xe bị dồn ứ quá đông ở cả 2 đầu. Ảnh: Dân trí.

Khó giảm phí đường trên quốc lộ 5

Trước sự việc tài xế cố tình dùng tiền lẻ phản đối việc thu phí cao trên QL5, trao đổi với P.V chiều tối qua, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã giao Tổng cục Đường bộ làm việc với chủ đầu tư và địa phương tổ chức thu phí, không để xảy ra ùn tắc trên đương.

Về việc người dân đề xuất giảm phí, Thứ trưởng Đông nói rõ, việc giảm phí phải có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, chứ chủ đầu tư không thể muốn giảm là giảm được.

Hơn nữa, nếu tiếp tục giảm phí lượt trên QL5 sẽ ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong điều kiện nhà nước chưa hỗ trợ được như đã cam kết với VIDIFI. (Xem tiếp)

Đề nghị điều tra việc “trả tiền lẻ” ở trạm BOT quốc lộ 5

Ngày 6/9, Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính (Vidifi) - đơn vị quản lý hai trạm thu phí quốc lộ 5 đã gửi văn bản đề nghị Tổng cục An ninh và Công an các tỉnh, thành Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương điều tra các cá nhân, tập thể có hành vi gây rối tại trạm thu phí BOT số 1 trên quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm - Hưng Yên), và có biện pháp ngăn chặn.

Theo Vidifi, ngày 27/8, trên mạng xã hội đưa video xe ôtô bốn chỗ sử dụng tiền lẻ qua trạm thu phí số 1.

Chiều 4/9, khoảng 30 ôtô, trong đó có 15 xe của một doanh nghiệp ở Hải Dương đã sử dụng tiền lẻ mệnh giá 500 đồng để trả phí khi đi qua trạm thu phí số 1 theo chiều Hải Phòng - Hà Nội. Sau đó, các xe này lại quay đầu theo chiều Hà Nội - Hải Phòng, tiếp tục trả tiền lẻ cố tình gây ách tắc giao thông. (Xem tiếp)

Tướng Vương: Đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương

Phiên họp Ủy ban Trung ương pháp sáng nay tiếp tục cho ý kiến về báo cáo phòng chống tham nhũng của Chính phủ.

Thứ trưởng Lê Quý Vương cho hay, các vụ án hình sự đang điều tra đa phần đã xảy ra cách đây hàng chục năm. Vụ Hà Văn Thắm từ 2009, Trịnh Xuân Thanh 2009, Vinashin, Phạm Công Danh cũng ở giai đoạn đó.

“Tức là các vụ án lớn đang giải quyết hậu quả của thời gian trước, quản lý hạn chế, nhất là các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề. Có hai khái niệm đang phải tập trung giải quyết là lợi ích nhóm, thành lập sân sau”, Thượng tướng nhận định. (Xem tiếp)

Ông Vũ Trọng Kim: “Anh này chống tham nhũng thì anh kia chống lưng”

Sáng 6/9, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội tiếp tục cho ý kiến vào báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ.

Đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng, hiện tình trạng tham nhũng phổ biến đến nỗi nhiều người dân phản ánh họ "đếm được cán bộ huyện, cán bộ tỉnh nào tham nhũng". Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cho thấy các trường hợp bị xử lý quá ít. Cụ thể, trong năm qua, chỉ có 25 người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm vì để xảy ra tham nhũng trong đơn vị mình quản lý; trong hơn một triệu bản kê khai tài sản của cán bộ, công chức, cơ quan chức năng chỉ phát hiện ba người không trung thực... (Xem tiếp)

Cơ chế chính sách đặc thù cho TP.HCM được đề xuất theo hướng nào?

Đó là nội dung được ra tại buổi làm việc của Ban cán sự Đảng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM ngày 6/9.

Nội dung buổi làm việc tập trung vào nội dung sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 và các cơ chế chính sách đặc thù của TP.HCM.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò quan trọng của TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đầu tàu của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam... (Xem tiếp)

“Cái gì có thể tháo gỡ, cắt bỏ được ngay thì cần cắt bỏ ngay”

Chiều 5/9, tại Bộ Công Thương đã diễn ra cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì, có sự tham gia của hầu hết các lãnh đạo cục, vụ và Tổ công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương, đại diện hòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

Đánh giá từ phía VCCI và CIEM cho thấy, Bộ Công Thương là một bộ đa ngành, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất nên số lượng các thủ tục, điều kiện kinh doanh còn nhiều. Hiện, toàn ngành vẫn còn tồn tại khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh và như vậy sẽ là cản trở trong viêc huy động phát triển nguồn lực, sản xuất. (Xem tiếp)

TUẤN VIỆT

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/sau-cai-lay-cuoc-chien-tien-le-tram-thu-phi-chay-am-i-tai-quoc-lo-5-3152582.html