Sau dầu sẽ là khủng hoảng giá lương thực?

Nguyên nhân chính khiến giá lương thực bị đẩy lên cao chính là sự leo thang của giá dầu.

sd18 Liệu thế giới có phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng lương thực? Ấn Độ, Mexico và Yemen đã cho thấy những xáo động về lương thực vào năm 2006. Argentina đã tẩy chay cà chua trong dịp bầu cử tổng thống năm 2007 vì giá rau còn đắt hơn cả giá thịt. Và tại Italy, những người mua hàng đã tổ chức một ngày tẩy chay món mì ống để phản đối giá cả leo thang. Vào cuối tháng 10 năm ngoái, chính phủ Nga hy vọng sẽ làm dịu đi tình trạng căng thẳng của cuộc bầu cử sẽ diễn ra đầu năm nay đã thông báo một mức giá ổn định đối với các mặt hàng như sữa, bánh mì và các loại thực phẩm khác cho tới cuối tháng một năm nay. Giá những mặt hàng chủ chốt đã tăng khoảng 25% kể từ năm 2005 do nhu cầu ngày càng tăng, giá dầu leo thang và những ảnh hưởng từ việc ấm lên toàn cầu đã gây hỗn độn ở một vài quốc gia như Burkina Faso, Senegal, Mauritania hay Pakistan khi người dân có những hành động quá khích phản đối giá cả tăng cao. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) cho biết giá lương thực sẽ không có khả năng giảm ngay do dự trữ lương thực thế giới đang bị sức ép từ nhu cầu ngày càng tăng. Sự tăng giá dữ dội tại thị trường nông nghiệp đã có sức hút mạnh mẽ với những nhà đầu tư, những người đang đổ hàng tỷ USD vào thị trường hàng hóa để đầu cơ. Vào ngày 25/2, giá lúa mì đã tăng 25% tại sàn giao dịch Chicago do chính quyền Khazakstan thông báo kế hoạch hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong nước. Chính quyền Nga cũng cho biết họ đang có kế hoạch cắt giảm xuất khẩu các loại ngũ cốc. Chỉ tính riêng trong năm 2007, giá lương thực bán lẻ ở Trung Quốc đã tăng 18%, Sri Lanka tăng 17%, khắp Mỹ Latin và Nga tăng 10%. Lạm phát đã khiến cho hầu hết các mặt hàng thực phẩm tăng giá. Tại một số quốc gia, các sản phẩm sữa tăng tới 200%, đắt nhất kể từ năm 2006. Giá ngô tăng cao nhất trong vòng 10 năm. Giá lúa mì và gạo lần lượt tăng 50% và 16% trong khi gia cầm tăng gần 10%. Tại những nước nghèo, tốc độ tăng giá đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới những chương trình viện trợ của chính phủ. Nhiều người nhiều người trước đây từng kiếm đủ tiền nuôi gia đình hiện không kham nổi giá thực phẩm và phải trông đợi vào các tổ chức cứu trợ. Nguyên nhân chính khiến giá lương thực bị đẩy lên cao chính là sự leo thang của giá dầu, khiến mọi chi phí cho nông nghiệp cũng bị đẩy lên từ giá phân bón cho tới giá vận chuyện. Cũng như giá dầu, giá thực phẩm đang phần nào phản ánh lại nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, những nơi có thu nhập tăng lên cho phép mọi người chi tiêu thoải mái hơn cho bữa ăn và có thế mua thịt thường xuyên hơn. Điều này lại gây sức ép đối với nguồn cung ngũ cốc của thế giới, do phải mất 6 pound thức ăn cho gia súc mới sản xuất được một pound thịt. Bên cạnh đó là những yếu tố khí hậu: thời tiết bất thường đã khiến tàn phá nghiêm trọng những vụ thu hoạch như hạn hán kéo dài ở Australia và các nước Nam Phi, lũ lụt ở Tây Phi cùng với rét đậm ở Trung Quốc và Châu Âu. Và việc đẩy mạnh sản xuất nhiên liệu sinh học (được sản xuất từ thực vật như ngô, mía, dầu cọ) thay thế hydrocacbn cũng làm tăng thêm áp lực đối với các nguồn cung lương thực. Giá dầu thô đắt đỏ khiến cho những nguồn năng lượng thay thế hiện nay có thể được bán với những mức giá cạnh cạnh tranh trên thị trường cùng với xăng dầu. ¼ vụ thu hoạch ngô của nước Mỹ trong năm 2007 đã được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, đẩy giá ngũ cốc lên cao đã khiến cho giá cả và dự trữ lương thực bị ảnh hưởng. Nhưng giá lương thực tăng không phải là tin xấu với tất cả mọi người. Hàng triệu nông dân trước đây từng héo hon trong nhiều năm vì giá lương thực rẻ hiện đang kiếm rất “được”. Và sẽ có nhiều người nghèo sẽ tìm được việc làm tại các trang trại. Tuy nhiên, lại có những người sẽ phải mua thực phẩm với mức giá tăng còn nhanh hơn mức lương của họ.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29687-sau-dau-se-la-khung-hoang-gia-luong-thuc