Sau khủng bố, Châu Âu chật vật tìm biện pháp an ninh

Sau các đợt tất công nhằm vào các nước Tây Âu, chính quyền các nước này, đặc biệt là Pháp, đang chật vật tìm cách đảm bảo an toàn cho người dân.

Việc triển khai binh lính canh phòng và tuần tra không mang lại hiệu quả khi liên tiếp hai vụ án chấn động xảy ra tại Promenade des Anglais tại Nice và tại một nhà thờ ở vùng Normandie. Ảnh: AP

Thành phố Cannes đã ra lệnh cấm mang túi xách to ra biển vì chúng có khả năng chứa bom còn phía Anh đã tăng cường an ninh cho hàng chục nghìn nơi thờ tụng trên lãnh thổ của mình.

Việc giết hại một vị linh mục tại nhà thờ ở Normandie, Pháp cách đây chưa đầy hai tuần sau khi 89 người thiệt mạng dưới bánh xe nghiệt ngã của tay tài xế đã lao thẳng vào đám đông trên hơn 2km đúng vào ngày Quốc khánh Pháp tại Nice là một hồi chuông cảnh báo rằng không gì là linh thiêng và không nơi nào là an toàn. Bốn vụ tấn công liên tiếp tại Đức trong vòng chưa đầy 1 tuần đã khẳng định điều đó.

“Nhà thờ luôn là một nơi linh thiêng. Thế nhưng trong một thời kỳ nhiều khủng bố và bạo loạn như hiện nay thì nhiều thế cân bằng cần phải được điều chỉnh, Mark Gardner, người phát ngôn của CST, tổ chức bảo vệ các đền thờ Hồi giáo và các trường học ở Anh cho biết.

Tổ chức này bắt đầu hoạt động vào năm 1994 sau khi vụ nổ bom tại đại sứ quán Israel ở Luân-đôn làm 20 người bị thương và một vụ tấn công khác ở Buenos Aires làm 85 người thiệt mạng.

Các vụ tấn công tại Pháp và Đức đều được IS đứng ra nhận trách nhiệm, cách xa pháo đài của chúng ở Syria và Iraq hàng nghìn cây số.

Tổ chức này luôn thích nhằm vào các biểu tượng của Tây Âu, nhưng có quá nhiều địa điểm khả thi và không ai có thể dự đoán trước được rằng bao giờ chúng sẽ ra tay. Một cảnh sát đã bị giết hồi tháng 6 vừa qua tại nhà riêng ở ngoại ô Paris, một hành động cũng được IS đứng ra nhận.

Pháp đã tăng cường các lực lượng an ninh kể từ sau các vụ tấn công vào năm 2015 làm 147 người thiệt mạng và sau hai vụ tấn công tại Bỉ hồi tháng 3 vừa qua làm 32 người chết. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã yêu cầu 10,000 binh lính tuần tra đường phố kể từ năm ngoái và tăng cường các lực lượng cánh sát tới biên giới cũng như dự kiến thành lập một đội lính quốc gia.

Thế nhưng việc phải bảo vệ các đền thờ, các nhà thờ, các điểm du lịch, các bãi biển, các lễ hội, các sân bay và ga tàu lại đang khiến cho việc thắt chặt an ninh trở nên cực kỳ khó khăn tại Pháp và Châu Âu.

Thành phố Nice đã phải hủy bỏ buổi diễu binh tưởng niệm các nạn nhân trong thảm kịch ngày Quốc khánh vì những lo ngại sẽ xảy ra thêm một cuộc tấn công nữa.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã tới thăm các lực lượng an ninh được cử tới bên ngoài lễ hội jazz ở làng Marciac xứ Gers, một lễ hội thường niên thu hút hàng trăm nghìn người yêu thể loại âm nhạc này, nhưng lại cực nhiều rủi ro đối với cảnh sát.

Ông Cazeneuve khẳng định “không có bất kỳ giải pháp nào là triệt để và nhiệm màu”, tuy nhiên vẫn cần phải duy trì cánh sát tại các lễ hội hè trên toàn bộ lãnh thổ.

Một số thành phố đang tự tìm cách ứng phó với những nguy cơ. Cannes, nằm cách thành phố Nice 20km, đã cấm du khách mang túi to tới bãi biển ít nhất tới hết tháng 10 này vì chúng “có thể chưa bom hoặc vũ khí”.

Thị trưởng của Rive-de-Gier, một thành phố nhỏ ở ngoại ô Lyon đã quyết định “từ chối tất cả các đơn xin định cư hoặc xin mang người thân sang cùng”, một hành động phổ biến với những người nhập cư.

Việc làm này của các thị trưởng có thể gây ảnh hưởng tới một chính sách quốc gia hay không vẫn còn phải chờ xem xét, thế nhưng các hành động này phản ánh lên nỗi lo sợ, phần lớn tới từ người nhập cư dù cho các tay súng tại Pháp hầu hết đều sinh ra và lớn lên tại đây.

“Ngày nay, không một thành phố nào ở Pháp là an toàn cả. Mỗi ngày chính phủ đều nói rằng “chúng ta đang trong thời chiến”… và họ phải cho các thành phố nhỏ biện pháp để bảo vệ người dân của mình”, thị trưởng Jean-Claude Charvin viết trên trang web của thành phố Rive-de-Gier.

Việc cố gắng ngăn chặn các vụ tấn công bằng tình báo gần như là mò kim đáy bể. Lực lượng an ninh của Pháp đã bắt hụt hai lần tên sát nhân 19 tuổi người Pháp, kẻ đã cứa cổ cha Jacques Hamel. Trong một ví dụ khác, 4 ngày trước khi vụ tấn công xảy ra, lực lượng chống khủng bố đã phát đi hình ảnh của một trong những kẻ tấn công, nhưng không ai biết tên của hắn là gì.

Giờ đây, rất nhiều sự chú ý được tập trung về các đền thờ, đặc biệt những nơi mỏng manh như Saint-Etienne-du-Rouvray.

Vụ án trên đã gây chấn động tới toàn bộ các nước và các tôn giáo tại Châu Âu.

Một số nhà thờ nổi tiếng của Rome đã xuất hiện trong danh sách 4,000 điểm có nguy cơ cao bị tấn công, nhưng vụ tấn công tại Pháp cũng nhấn mạnh rằng các nhà thờ nhỏ của địa phương cũng có thể là mục tiêu. Các quan chức cũng đã yêu cầu tăng cường cảnh sát tại nhà thờ Duomo ở Milan sau vụ tấn công tại Saint-Etienne-du-Rouvray và vụ đột nhập của một du khách người Mỹ trong đêm vào đây mà không ai phát hiện ra.

“Tôi không thấy việc quân sự hóa nhà thờ là cần thiết”, Hồng y Angelo Bagnasco, người đứng đầu Hiệp hội Hồng y của Ý cho biết. “Tất nhiên chúng ta không thể lơ là. Việc cảnh giác là cần thiết và việc hợp tác với Châu Âu cũng vây. Thế nhưng không có lý do gì để sợ hãi cả, vì nếu vậy, chúng ta sẽ khiến những kẻ giết người cuồng loạn này đạt được ý đồ”.

Hoàng Việt (Theo LA Times)

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/sau-khung-bo-chau-au-chat-vat-tim-bien-phap-an-ninh/