Sau những chỉ trích, Mark Zuckerberg cho đăng lại ảnh “Em bé Napalm”

Ngày 10/9/2016, mạng xã hội Facebook đã cho đăng lại tấm ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm” của Nick Út và ra tuyên bố dài giải thích cho việc làm này. Dư luận xã hội cho rằng đây là một hành động chính đáng, phù hợp với nghệ thuật thuần khiết của ảnh nude.

Theo phóng viên BBC News, việc trước đó lãnh đạo trang mạng nổi tiếng Facebook gỡ bài viết cùng hình ảnh “Em bé Napalm” mà họ cho là “ảnh bé gái trần trụi với bộ phận sinh dục” không được phổ biến khắp thế giới một cách nhẫn tâm như thế, vì thế nên đã kiểm duyệt và xóa đi bài đăng có chứa bức ảnh này của báo Na Uy Aftenposten.

Facebook tuyên bố để bảo vệ việc gỡ bài và ảnh của mình là đúng: “Hình ảnh một đứa trẻ trần truồng bình thường sẽ được cho vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi và ở một số nước có thể hội đủ điều kiện trở thành tội khiêu dâm trẻ em”.

Sau những chỉ trích, lãnh đạo Facebook đã cho khôi phục lại bức ảnh “Em bé Napalm” nổi tiếng của Nick Út.

Được biết, “Em bé Napalm” là bức ảnh gây chấn động về chiến tranh Việt Nam do phóng viên ảnh Nick Út của miền Nam Việt Nam làm việc cho hãng tin Mỹ AP chụp năm 1972 (sau đó đoạt giải Pulitzer cao quý của Mỹ), đặc tả bé gái Việt Nam khoảng 9 tuổi, vừa khóc vừa dang tay kinh hoàng bỏ chạy trong tình trạng trần truồng sau khi máy bay quân đội Việt Nam Cộng hòa thả bom Napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh.

Em bé này là Nguyễn Thị Kim Phúc, nay hiện là công dân và sống tại Canada. Bức ảnh này vừa được Aftenposten - tờ báo lớn nhất Na Uy đăng tải với tiêu đề “7 bức ảnh làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh”, báo đã đổi tựa đề thành: “Nỗi kinh hoàng chiến tranh”.

Bài viết được chia sẻ trên fanpage của báo Aftenposten lên Facebook. Tổng biên tập Aftenposten là Espen Egil Hansen, đã đăng bài trên trang nhất của Aftenposten để chỉ trích Facebook. Trong khi đó, để phản đối Facebook, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cũng chia sẻ tấm ảnh nổi tiếng này lên trang cá nhân.

Theo BBC News, Aftenposten - tờ báo lớn nhất Na Uy, vừa đăng một bức thư mở trên trang nhất gửi cho Mark Zuckerberg, chỉ trích ông quyết định kiểm duyệt bức ảnh lịch sử về chiến tranh Việt Nam. Những tranh cãi nảy bùng nổ. Hansen buộc tội Zuckerberg đã “lạm dụng quyền lực” một cách thiếu suy nghĩ trên Facebook, trang mạng xã hội đã trở thành nguồn phân phối tin tức và thông tin toàn thế giới: “Tôi lo rằng phương tiện truyền tải thông tin quan trọng nhất thế giới đang giới hạn sự tự do thay vì cố gắng phát triển nó, và rằng điều này vẫn xảy ra một cách độc đoán”.

Sau khi bị gỡ bài đăng, Egeland cũng bị cấm vào Facebook. Khi Aftenposten đề cập đến vụ cấm đoán này, và dùng cùng bức ảnh trong bài viết của mình trên Facebook, tờ báo đã nhận được tin nhắn từ Facebook yêu cầu “gỡ hoặc làm mờ ảnh”.

Mark Zuckerberg bị chỉ trích vì xóa bức ảnh về cuộc chiến khốc liệt tại Việt Nam.

Hansen cũng cho biết trước khi Aftenposten kịp đưa ra phản ứng, Facebook đã xóa bài viết và hình ảnh từ trang tin của tờ báo trên Facebook. Trong bức thư, Hansen chỉ ra rằng quyết định xóa ảnh của Facebook cho thấy việc “thiếu khả năng phân biệt giữa khiêu dâm trẻ em và ảnh thời chiến nổi tiếng” đáng lo ngại của Facebook, cũng như thiếu tinh thần tự nguyện “tạo không gian mở để phán xét”.

Sau khi cho đăng lại bức ảnh “Em bé Napalm”, Facebook thông báo: “Trong trường hợp này, chúng tôi nhận ra rằng lịch sử và tầm quan trọng toàn cầu của bức ảnh trong việc làm bằng chứng một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Bởi nó là hình ảnh mang tính biểu tượng của lịch sử, giá trị của việc cho phép chia sẻ nhiều hơn giá trị bảo vệ cộng đồng bằng cách loại bỏ, bởi vậy, chúng tôi đã quyết định khôi phục lại hình ảnh này trên Facebook”.

Nhiều tờ báo uy tín thế giới như Guardian, Time, The Washington Post... đều đã chỉ trích việc làm này của Facebook. Sau khi đăng lại bức ảnh, hàng trăm triệu tín đồ của Facebook không còn “ném đá” Zuckerberg nữa. Bài xã luận của Aftenposten xuất hiện trong thời điểm Facebook đang ngày càng thể hiện quyền thống trị trong việc phát tán tin tức, vậy cho nên ông chủ Facebook Zuckerberg phải sửa sai là điều chính đáng, được đông đảo tín đồ online ủng hộ.

Thủy Tiên (Theo CNN)

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://nguoitieudung.com.vn/sau-nhung-chi-trich-mark-zuckerberg-cho-dang-lai-anh-em-be-napalm-d45443.html