Sâu sáp ăn túi nylon

Cuộc khủng hoảng ô nhiễm túi nylon toàn cầu có thể được giải quyết bởi loài sâu sáp có khả năng ăn xuyên thủng vật liệu với tốc độ nhanh hiếm thấy, các nhà khoa học tuyên bố.

Sâu sáp có thể ăn được hợp chất polyethylene làm nên túi nylon

Các nhà nghiên cứu đã miêu tả loài sâu nhỏ bé có khả năng ăn cả những túi plastic khó nhai nhất một cách hứng thú. Phát hiện này có thể trở thành giải pháp thân thiện với môi trường. Khoảng 1 nghìn tỷ túi nylon được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó có nhiều chiếc trôi nổi ngoài đại dương hay vùi xuống lòng đất.

Túi nylon rất khó phân hủy

Enzyme trong nước bọt của những chú sâu này được cho là nhân tố quan trọng giúp chúng tiêu hóa được nylon

Thường sống trong tổ ong và ăn sáp ong, hoặc được dùng làm mồi câu cá, loài sâu sáp có thể ăn được cả polyethylene và nó ăn nhanh hơn các thực thể khác gấp 1.400 lần. Điều này tình cờ được nhà nuôi ong nghiệp dư Federica Bertocchini phát hiện ra khi cô dọn dẹp tổ ong và tạm thời để những con sâu sáp này trong túi nylon mua hàng. Một lúc sau kiểm tra lại, cô đã thấy chiếc túi bị sâu sáp ăn thủng lỗ chỗ. Điều này đã thu hút nhà khoa học xắn tay vào tìm hiểu về loài sâu nhỏ bé đầy tiềm năng.

1 chiếc túi nylon có thể được phân hủy sinh học bởi 10 chú sâu sáp trong vòng có 30 phút

Không chỉ cơ chế nhai giúp những chú nhộng này phân hủy plastic, mà các nhà khoa học còn phát hiện ra là enzymen trong nước bọt của chúng có khả năng phân hủy polyethylene, hợp chất làm nên túi nylon và nhựa plastic. "Điều này cực kỳ thú vị bởi phân hủy nhựa hay túi nylon là việc làm cực kỳ khó. Nếu có một loại enzyme có khả năng làm nên phản ứng hóa học này, nó nên được nhân rộng và sử dụng rộng rãi trong công nghệ sinh học", nhà nghiên cứu Pablo Bombelli từ Trường Đại học Cambridge cho biết. Ông cho rằng trong tương lai, các nhà máy tái chế có thể phân hủy lượng lớn nylon hay nhựa plastic nhờ loại enzyme mới phát hiện này.

TS. Bertocchini cho biết, người dẫn đầu nghiên cứu tại trường ĐH Cambridge cho biết: "Chúng tôi đang tìm cách làm sạch rác thải túi nylon, tìm ra giải pháp để cứu đại dương, các dòng sông và giúp cho môi trường khỏi hậu quả tích tụ không tránh khỏi của túi nylon".

BV

(theo Telegraph)

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/sau-sap-an-tui-nylon-n130885.html