Sốc: Sở thích của rất nhiều chị em lại khiến cô gái 25 tuổi dính sùi mào gà mặc dù chưa quan hệ

Sốc: Sở thích của rất nhiều chị em lại khiến cô gái 25 tuổi dính sùi mào gà mặc dù chưa quan hệ - hãy chú ý để tránh ngay.

Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho – nguyên bác sĩ khoa da liễu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - cho biết, ngày càng có nhiều bệnh nhân bị sùi mào gà đến khám trong đó có những trường hợp bị nặng như cây súp lơ. Ngoài các bệnh sùi mào gà những bệnh hoa liễu khác như giang mai, lậu, bệnh hạ cam thậm chí là ngay cả rận mu.

Sở thích của rất nhiều chị em lại khiến cô gái 25 tuổi dính sùi mào gà mặc dù chưa quan hệ

Đây là một cô bạn thân của em nên em ngại không xưng tên ra. T. học cùng với em lớp đại học, sau khi hoàn thành chương trình học thì T. về Hà Nội sống.

Nhà T. vốn có một ki ốt bán hàng si đa trong chợ Đông Tác nên bạn ấy từ lâu đã thành quý cô nghiền mua hàng si đa, hay còn gọi là thùng. Nhờ hồi còn đi học, T. luôn làm những đứa sinh viên như tui em ngưỡng mộ vì “bộ cánh” đẹp, sành điệu và cực chất.

Ngoài quần áo, giày dép, kính mũ cho đến áo tắm, áo lót, túi xách sẽ được mẹ T. gửi cho con gái hàng tháng hoặc khi nhà có đợt nhập hàng mới.

Hồi đó thỉnh thoảng tui em cũng mua lại những chiếc váy, áo sơ mi hay áo khoác mà T. không ưng với mức giá khá rẻ. Theo lời của T. thì hàng mà gia đình bạn ấy nhập về có nguồn gốc từ Hàn Quốc và các nước Châu Âu nên hàng rất đẹp và chất lượng.

Sau này T. về Hà Nội rồi nên em khôn còn thói quen mua đồ si đa nữa, nhưn nhiều khi thấy cũng tiếc vì toàn hàng đẹp, giá cả hợp lý, nêu hên còn trúng phải hàng hiệu đắt tiền và nhất là không sợ đụng hàng với ai, có thể mua nhiều rồi về nhà tự mix đồ cho hợp.

Thế nhưng, mới hôm qua điện thoại hỏi thăm T., em nhắc vụ mấy cái áo si đa ngày xưa mua của T. kiểu đúng đẹp, giờ tìm mua không có, còn hàng cao cấp thì giá cao quá không mua nổi. Tự dưng T. nói với em:

– Bỏ hết những món đồ si đa ấy và đi khám đi.

Em chưa hiểu hết những gì T. nói thì bên kia điện thoại đã nghe giọng T. sụt sùi, T. nói mình mắc bệnh sùi mào gà chỉ vì thói quen thích thích mặc đồ si đa, trong đó có cả đồ lót.

Mỗi lần nhà nhập hàng mới về là T. hay có thói quen thử để chừa lại những bộ đồ đẹp và hợp với mình. Với tâm lý gia đình bán nhiều năm nhưng không có gì nên T. khá chủ quan và chẳng chút lo lắng hay đề phòng.

Khi biết mình bị bệnh và khai với bác sĩ là mình còn độc thân, chưa quan hệ tình dục nhưng vẫn bị mắc bệnh sùi mào gà. Qua trao đổi, bác sĩ kết luận việc T. bị nhiễm là do mặc đồ lót si đa của người từng bị sùi mào gà.

Bác sĩ cho biết các đồ si đa này được gom từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể chủ nhân cũ đã bị bệnh, có người giặt sạch khi đem bán nhưng có những đồ chưa kịp giặt. Những sản phẩm này có thể còn chứa nhiều vi khuẩn, cả các loại vi trùng từ bệnh tật của người chủ cũ.

Mặt hàng đồ tắm, đồ lót si đa được khách hàng nữ chọn lựa nhiều, nhưng hầu như phần lớn chị em chỉ để ý đến kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, kích cỡ mà ít ai quan tâm liệu chủ nhân trước của những món đồ này có mắc bệnh gì, hàng có được khử trùng, mặc bó sát vào da có nguy cơ nhiễm bệnh hay không.

Mặc dù T. có thói quen luộc sạch đồ khi mua về dùng. Tuy nhiên, có thể mắc bệnh khi thử đồ chưa kịp giặt.

Chưa kể khi bày bán ở cửa tiệm, hoặc vỉa hè lâu ngày, bụi đường, chất bẩn xung quanh sẽ bám vào quần áo, sinh nấm mốc. Khi mua về, có người phải mặc một lần rồi mới chịu mang đi giặt. Bệnh tật có thể phát sinh từ những sự vội vàng như thế.

Tác nhân gây bệnh từ đồ si đa chia thành nhiều nhóm. Vi nấm là loại thường gặp nhất. Nấm từ quần áo bẩn, khi mặc vào, chúng dễ dàng xâm nhập qua da, ký sinh trên cơ thể người, gây các chứng bệnh truyền nhiễm nơi vùng bẹn, da đầu, và toàn thân. Các bệnh xã hội như giang mai, bệnh sùi mào gà cũng lây qua việc dùng chung đồ.

Virus gây sùi mào gà xâm nhập vào cơ thể khoảng 1-6 tháng ủ bệnh. Khi phát bệnh biểu hiện là ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Phụ nữ mang thai nếu có sùi trong âm đạo thì việc sinh nở có thể rất khó khăn vì các nốt sùi cản đường ra của bé, đồng thời bé có thể nhiễm virus của bạn.

Bác sĩ thường xử lý các nốt sùi bằng cách bôi hóa chất, áp nitơ lỏng, cắt... Tuy nhiên, đó chỉ là diệt u nhú tại chỗ vì không có thuốc nào có thể diệt được virus này nên dù đã chữa rồi, sùi vẫn có thể mọc lên. Có trường hợp sức đề kháng tốt thì không tái phát nhưng khi sức đề kháng kém sùi có thể xuất hiện.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/soc-so-thich-cua-rat-nhieu-chi-em-lai-khien-co-gai-25-tuoi-dinh-sui-mao-ga-mac-du-chua-quan-he-d143372.html