Sự thật về sùi mào gà và ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung và sùi mào gà là căn bệnh dễ lây lan, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản lẫn tính mạng con người.

Dưới đây là một số giả thiết & sự thật liên quan đến HPV được Trung tâm Phòng chóng bệnh tật Mỹ (CDC) tư vấn.

HPV là căn bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất ở giới trẻ hiện nay

Giả thiết 1: Nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường có nghĩa mắc bệnh HPV ?

• Sự thật: Xét nghiệm Pap còn gọi là phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm để tìm ra những tế bào bất thường có trong lớp mô tử cung, nên nó được xem là một phương pháp khám sàng lọc ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Do chỉ có một số ít tế bào có dấu hiệu bất thường nên cần phải làm nhiều xét nghiệm, chứ không thể kết luận ngay mắc bệnh ung thư cổ tử cung hay không.

Có rất nhiều yếu tố tác động tới độ chính xác của xét nghiệm, nên làm nhiều lần mới có kết luận chính xác. Xét nghiệm Pap cần thiết cho tất cả phụ nữ mang thai, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hoặc những trường hợp có thể dẫn tới ung thư. Đồng thời, bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện những bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu...gây hại cho bào thai, gây xảy thai hoặc nhiễm trùng khi sinh.

Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy dịch ở cổ tử cung có chứa tế bào bằng dụng cụ như chiếc bàn chải dài, mỏng hoặc một chiếc thìa nhỏ. Mẫu tế bào được chuyển tới phòng thí nghiệm, quá trình xét nghiệm không đau, có thể hơi khó chịu , bị chảy một ít máu nhưng rất nhanh. Bác sĩ cũng có thể dùng đầu tăm bông để lấy dịch âm đạo kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Giả thiết 2: Dùng bao cao su có ngừa được HPV ?

• Sự thật: Thông thường, HPV lan truyền qua tiếp xúc da hoặc qua chất tiết dịch lỏng của cơ thể. Vì lý do này nên việc dùng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chứ không ngăn ngừa được hoàn toàn, nhưng nó lại ngăn ngừa được virút HIV và vi khuẩn gây bệnh lậu.

Giả thiết 3: Quan hệ đường miệng làm tăng bệnh ung thư ?

• Sự thật: Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Clinical Oncology số ra năm 2011, HPV chủ yếu liên quan đến sức khỏe cổ tử cung, nhưng gần đây người ta đã phát hiện thấy bệnh ung thư vòm miệng lại có liên quan đến loại vi rút này.

Theo thống kê tại Mỹ từ năm 1998 đến 2004 căn bệnh ung thư hầu, vòm họng liên quan đến HPV tăng tới 225%. Trong đó việc sinh hoạt tình dục đường miệng được xem là thủ phạm gây bệnh rất tiềm ẩn, nhất là ung thư thực quản và vòm họng. Những người phát hiện thấy căn bệnh này đều thú nhận có cả sinh hoạt tình dục nói trên.

Tiêm phòng vắc xin HPV là cách tốt nhất phòng tránh bệnh sùi mào gà)

Giả thiết 4: Tiêm phòng HPV không còn lo mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

• Sự thật: Theo nghiên cứu thì vắc xin HPV có khả năng chống được 4 dòng virút gây bệnh ung thư và sùi mào gà, hay bệnh mụn cóc sinh dục nhưng điều đó không có nghĩa ngăn ngừa được hoàn toàn ung thư. Nhiều người cho rằng khi đã tiêm vắcxin họ có thể sinh hoạt tình dục thoải mái không lo mắc bệnh.

Vắcxin chỉ được xem là một trong những công cụ phòng bệnh nên mọi người cần bảo vệ bản thân bằng cách duy trì lối sống tích cực, sinh hoạt tình dục khoa học và an toàn. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh cần đi khám tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.

Giả thiết 5: HPV gây ảnh hưởng suốt cả đời con người ?

• Sự thật: Thông thường, có tới 90% việc viêm nhiễm HPV được chính hệ miễn dịch của cơ thể xử lý, vì vậy đây không phải là căn bệnh nan y mạn tính, nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời con người.

Giả thiết 6: Mụn cóc sinh dục có phải là dấu hiệu tiền ung thư ?

• Sự thật: Một số dòng virút HPV có mức "rủi ro thấp" như HPV-6, 11, 42, 43 và 44 thường phát triển tạo ra mụn cóc (mào gà) lành tính, trong khi đó các dòng virút HPV khác như HPV-16, 18, 31 và 35 có thể gây ung thư tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn và một số khu vực khác như hầu, vòm họng, kể cả mặt trước và sau lưỡi, gốc lưỡi và amidan. Tuy nhiên ở bệnh mục cóc sinh dục, không có nghĩa mắc ở một nơi sau đó lan truyền sang nơi khác mà nó chỉ ảnh hưởng khoảng 1% dân số và không phải là thủ phạm gây bệnh ung thư.

Giả thiết 7: Các thiếu nữ có cần tiêm vắc xin HPV ?

• Sự thật: Hiện nay đã có vắcxin thế hệ đầu dùng để ngăn ngừa HPV có tên Gardasil được Cơ quản quản lý Thực- Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt dùng cho các bé gái năm 2006, ba năm sau lại được FDA phê duyệt cho các bé trai. Trong khi phụ nữ đã có 2 loại là Gardasil và Cervarix được FDA phê duyệt nhưng ở các bé trai và đàn ông chỉ mới được phê duyệt 1 loại vắcxin duy nhất là Gardasil.

CDC và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên dùng vắc xin HPV cho các bé trai vì 2 lý do, nếu các bé trai mắc bệnh cũng có thể lan truyền sang các bé gái và hai, nguy cơ gây ung thư liên quan đến HPV đang có chiều hướng gia tăng, nhất là ung thư hậu môn, dương vật, ung thư miệng và vòm họng.

Khắc Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/su-that-ve-sui-mao-ga-va-ung-thu-co-tu-cung-3327434/