Sự tinh tế về cảm xúc của bạn ở mức nào?

Cảm xúc của mọi người thay đổi theo thời gian và khiến chúng ta có lúc cư xử theo cách đáng chê trách. Tuy nhiên, bạn thực sự có thể rèn luyện não bộ của mình để biết tiết chế và thể hiện cảm xúc một cách tốt nhất.

Có ai chưa từng tranh cãi với người yêu hay bạn đời vì một số lý do ngẫu nhiên? Hoặc xấu hổ một cách không chủ định hay làm bẽ mặt một người bạn tốt? Cảm xúc của mọi người thay đổi theo thời gian và khiến chúng ta có lúc cư xử theo cách đáng chê trách. Tuy nhiên, bạn thực sự có thể rèn luyện não bộ của mình để biết tiết chế và thể hiện cảm xúc một cách tốt nhất. Hãy đọc các lời khuyên sau về việc nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) - một thước đo khả năng của bạn để xác định, đánh giá và kiểm soát những xúc cảm của riêng bạn cũng như của người khác – qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn, chăm sóc cho chính mình và tận hưởng những mối quan hệ hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. "Xem" cảm giác của bạn với màu sắc Dành ít phút mỗi ngày để tưởng tượng rằng bạn là một bức tường trống đang chờ để được sơn. Hãy để trí tưởng tượng của bạn lang thang khi bạn chỉ định màu sắc cho cảm xúc và sơn bức tường của mình. Ví dụ, màu cam có thể biểu thị sự thất vọng: Bạn có thể nhận thấy những vệt màu da cam xuất hiện trên bức vẽ của mình khi bạn tương tác với một đồng nghiệp ngụ ý đó là mối quan hệ của bạn với người đó - không đơn thuần là công việc - đã gây ra một ngày làm việc không yên. Việc giám sát bức tranh tường của bạn sẽ giúp bạn cảm nhận cảm xúc của bạn rõ ràng hơn. Và một khi biết được kiểu mẫu của mình, bạn có thể động não và triển khai các giải pháp để đối phó với đối tác và các tình huống một cách lành mạnh, tích cực. Nuôi dưỡng sự tò mò của bạn Chúng ta thường xuyên đặt câu hỏi không theo thói quen mà không thực sự quan tâm tới câu trả lời (ví dụ, bạn hỏi một người nào đó "Dạo này cậu làm gì?” khi bạn đi qua cô bạn đồng nghiệp ở hành lang. Các chuyên gia khuyên chúng ta hãy cố gắng mài giũa kỹ năng thấu cảm của mình bằng cách đặt một câu hỏi mà bạn muốn biết câu trả lời. Nó có thể đơn giản như "Cô trông trẻ mới thế nào?" Khi bạn hỏi, hãy nhìn vào mắt người khác và chờ đợi câu trả lời của họ. Đối tác sẽ thấy rằng bạn thực sự quan tâm, vì vậy họ sẽ trả lời bạn một cách cẩn thận - và cũng có thể tương tự như câu “Dạo này anh thế nào?”. Bên cạnh đó, việc tạo ra những khoảnh khắc cho sự hiểu biết cảm xúc có đặc quyền riêng: huyết áp của bạn giảm xuống khi bạn hoàn toàn chú ý tới những gì người khác đang nói, đồng thời, nó giúp bạn phát triển những mối quan hệ vừa ý hơn. Xác định các tình huống làm bạn mất bình tĩnh Bạn có thường xuyên thấy khó chịu khi con bạn bắt đầu khóc lóc trong các cửa hàng tạp hóa, hoặc khi mẹ bạn đưa ra những lời khuyên như khẩn nài? Theo các chuyên gia tâm lý, khi một cái gì đó liên tục phiền bạn, bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ về lý do tại sao, và vào cách bạn phản ứng thế nào - sau đó thực hiện theo các cách thức đã đề ra để giữ bình tĩnh. Chúng ta nên học cách kiểm soát cảm xúc để cuộc sống hạnh phúc hơn Ví dụ, nếu bạn nhận thấy giọng nói của bạn đi lên khi tâm trạng tức giận bùng phát, hãy cố gắng kiểm soát thanh điệu của mình. Bằng cách hít thở sâu, hãy thả thanh điệu của bạn từ mức 5 (theo thang điểm từ 1-5), mức được coi là ngoài tầm kiểm soát xuống mức 4, mức “khó chịu”, và sau đó giảm dần xuống 1, mức dưới sự kiểm soát”. Cùng với việc thực hành, bạn sẽ có khả năng tốt hơn để nắm bắt chính mình trước khi bạn rơi vào một trạng thái tiêu cực hơn. Thử đoán cảm xúc người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể Cho dù đang ăn trưa hoặc ở sân bay, bạn hãy nhìn mọi người và xem nếu bạn có thể đoán được họ đang cảm thấy thế nào. Họ đang nhìn trừng trừng hay đang sôi nổi? Họ nghiêng người hay ngả ra sau? Việc thực hành như một người quan sát sẽ giúp cho bạn tự nhiên hơn và đồng thời tăng sự hiểu biết cảm xúc của người khác. Thực hành kịch bản “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?” Hãy nghĩ về một sự việc bực bội trong ngày nào đó của bạn và tưởng tượng hai kết quả có thể xảy ra. Ví dụ, ông xã của bạn quên rửa ly cà phê đã uống xong - một thói quen của anh ấy khiến bạn khó chịu. Kịch bản đầu tiên, bạn cằn nhằn chồng là người lười biếng, bẩn thỉu. Kịch bản thứ hai, bạn cho rằng mình sẽ đánh giá cao nếu sau đó anh ấy tự dọn rửa. Khả năng có thể nhận được phản ứng tích cực? Việc xem xét những hệ quả diễn ra như thế nào sẽ giúp bạn có sự lựa chọn cảm xúc thông minh hơn. Những lựa chọn ấy có kết quả thuận lợi sẽ mang lại cho bạn sự vui vẻ, hạnh phúc về sau. Tác giả : N.M (Dịch)

Nguồn VTV: http://www.vtv.vn/article/get/su_tinh_te_ve_cam_xuc_cua_ban_o_muc_nao__9ed4de82ee.html