Sự trưởng thành của chủ thể

SGTT.VN - Cho rằng các rào chắn làm đường (còn gọi là “lôcốt”) án ngữ trầm ê trước nhà mình là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng mua bán ế ẩm, ông chủ quán ăn kiện sở Giao thông vận tải đòi bồi thường thiệt hại. Tương tự, tin rằng do Vedan liên tục xả nước thải chưa xử lý xuống sông Thị Vải trong nhiều năm mà dòng sông bị đầu độc, không còn đánh bắt tôm cá hay trồng trọt gì được nữa, người nông dân kiện doanh nghiệp yêu cầu trả lại cho mình những gì đã bị lấy đi một cách bất công.

Trong suy nghĩ lành mạnh, một người gây thiệt hại vô lý cho người khác thì phải đền bù. Tất nhiên, nếu người gây thiệt hại thừa nhận lỗi của mình và đạt được thỏa thuận với người bị thiệt hại về mức bồi thường, thì mọi chuyện suôn sẻ. Trong trường hợp ngược lại, thì người bị thiệt hại phải nhờ tòa án phân xử khách quan, chứ không được tùy tiện manh động: người văn minh và sống theo chuẩn mực không tự tạo ra lẽ công bằng nhờ sức mạnh cơ bắp của bản thân hay nhờ hung khí, mà phải biết dựa vào luật pháp, vào sức mạnh của quyền lực công. Đáng chú ý nữa là để ủng hộ bà con trong hành trình đòi công lý, các siêu thị từ chối bán sản phẩm của Vedan; bằng cách đó, các nhà phân phối tạo điều kiện cho người tiêu dùng quay lưng với một thứ hàng hóa bị cho là không tử tế, do được sản xuất bởi một doanh nhân đang bị dư luận lên án mạnh mẽ về mặt đạo đức. Ông chủ quán, cô, bác nông dân, siêu thị, người tiêu dùng và cả tòa án trong các câu chuyện ấy, suy cho cùng, đều chỉ làm những việc rất đơn giản là ứng xử phù hợp các quy tắc được ghi nhận rành mạch tại các văn bản luật đang có hiệu lực thi hành. Về phần mình, các quy tắc ấy, cùng với nhiều quy tắc khác chi phối hành vi của chủ thể quan hệ xã hội, đã tồn tại từ rất lâu và luôn được coi là sự thể hiện thái độ nhất quán, kiên định của người làm luật trong việc theo đuổi mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh chế độ pháp lý về quyền chủ thể. Sự vận hành bình thường của chế độ đó là một trong những điều kiện tối cần thiết cho sự hình thành xã hội có tổ chức và thượng tôn luật pháp, nói chung một xã hội thỏa mãn các tiêu chí dân chủ, công bằng, văn minh. Suốt một thời gian dài, tình trạng “mất năng lực hành vi” phổ biến do người có quyền không thể tự mình thực hiện các quyền được luật thừa nhận cho mình. Suốt một thời gian dài, tình trạng “mất năng lực hành vi” phổ biến do người có quyền không thể tự mình thực hiện các quyền được luật thừa nhận cho mình. Tư tưởng chủ đạo là mỗi thành viên xã hội đều được tự do, nghĩa là muốn làm gì thì cứ làm tùy thích, ngoại trừ những điều bị pháp luật nghiêm cấm nhân danh trật tự công và đạo đức xã hội, cũng như trừ trường hợp cần tôn trọng sự tự do của thành viên khác. Tự do trong khuôn khổ là nguyên tắc cơ bản mà dựa vào đó, xã hội thông qua nhà chức trách công trao cho mỗi thành viên tất cả các quyền năng cần thiết mà thành viên có thể sử dụng trong quá trình tìm kiếm và bảo vệ các lợi ích thiết thân. Tuy nhiên, có lẽ do mang quá lâu thân phận thuộc dân sống qua nhiều chế độ áp bức, bóc lột và do đó không thể trong ngày một ngày hai rũ bỏ được mặc cảm tự ti trong giao tiếp, con người ta cảm thấy bỡ ngỡ khi nhận lấy tư cách chủ nhân xã hội mới và không thực sự tự tin khi bước vào vị trí chủ thể của quyền. Suốt một thời gian dài, tình trạng “mất năng lực hành vi” phổ biến do người có quyền không thể tự mình thực hiện các quyền được luật thừa nhận cho mình. Hệ quả logic và tất yếu là sự xuất hiện và duy trì cơ chế quản lý chủ động của nhà chức trách công với chức năng tổ chức và dẫn dắt công dân trong ứng xử pháp lý. Chủ thể, những người có quyền cần được chính thức bật đèn xanh mới có thể yên lòng bước đi và giao tiếp trong không gian chung mà không sợ rủi ro. Bởi vậy, trong chừng mực nào đó có thể nhìn nhận cách cộng đồng đối xử với Vedan hay việc kiện của ông chủ quán trong các câu chuyện ấy là biểu hiện của sự nâng cao một bước trình độ nhận thức xã hội, pháp lý của người dân, đặc biệt là sự trưởng thành của công dân với tư cách là chủ thể của quyền. Đó thực sự là tín hiệu vui, tích cực, cho phép có cái nhìn lạc quan về sự thành công của tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội.

Nguồn SGTT: http://sgtt.vn/goc-nhin/128849/su-truong-thanh-cua-chu-the.html