Sức sống kỳ diệu của ốc đảo giữa sa mạc ở TQ

Dù không nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, nhưng hệ thống dẫn nước ngầm là một trong những công trình cổ đại nổi bật của Trung Quốc.

Ốc đảo Turpan nằm giữa sa mạc khô cằn.

Nằm giữa sa mạc khô cằn ở phía tây bắc Trung Quốc, vùng lòng chảo Turpan có khí hậu khắc nghiệt nhưng đất đai ở đây rất màu mỡ với các vườn nho xuất hiện ở khắp mọi nơi. Hơn 10 loại nho khác nhau được trồng tại thị trấn này và nguồn nước cung cấp cho chúng được lấy từ hệ thống thủy lợi cổ có tên là karez, một mạng lưới dẫn nước ngầm dưới mặt đất.

Mặc dù không nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, nhưng karez là một trong những công trình cổ đại nổi bật của Trung Quốc. Được xây dựng bởi người Duy Ngô Nhĩ, hệ thống này từng dẫn nước cho cả Khu tự trị Tân Cương.

Hệ thống karez có chiều dài hơn 5.000 km.

Vận hành dựa trên nguyên lý trọng lực, hệ thống thủy lợi dẫn nước đóng băng dưới mặt đất tới ốc đảo Turpan từ phía tây của chân ngọn núi Thiên Sơn. Để tránh nước bốc hơi dưới ánh nắng mùa hè, các đường hầm ngầm được xây dựng để kết nối hơn 1.000 giếng nước khắp khu vực. Mỗi đường hầm có chiều dài từ 3 đến 30km.

Vào năm 1784, hệ thống karez có tổng chiều dài 5.272km, với 1.237km kênh dẫn nước chạy qua vùng lòng chảo Turpan. Nước chảy trực tiếp tới các trang trại và vườn nho, trong khi người dân ở đây sử dụng nước từ 172.367 giếng khác nhau.

Hệ thống karez dẫn nước từ núi Thiên Sơn vùng lòng chảo Turpan.

Một hệ thống thủy lợi tương tự, tên qanat, đã được xây dựng trước đó 1 thế kỷ ở Nam Tư. Các thương nhân đến từ khu vực Iraq và Iran ngày nay đã mang công nghệ xây dựng hệ thống dẫn nước ngầm tới vùng miền Tây của Trung Quốc.

Hệ thống karez đã giúp vùng lòng chảo Turpan trở thành một ốc đảo dọc Con đường tơ lụa (The Silk Road) huyền thoại. Nó cũng khiến những người dân sinh sống tại đây trở nên giàu có.

Hệ thống karez được coi là công trình lịch sử quan trọng nhất tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Nhưng tình trạng ấm lên toàn cầu và công nghiệp hóa ở khu vực này trong vài thập kỷ qua đã khiến dòng sông băng trên núi Thiên Sơn tay chảy và nước bốc hơi nhanh hơn.

Hệ thống karez là một trong những công trình cổ đại nổi bật của Trung Quốc.

“Tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên trong vài thế kỷ gần đây”, Ahmat, một hướng dẫn viên du lịch địa phương, cho biết. “Cách đây 1.000 năm, sa mạc Taklimakan không phải ở đây”.

Trong khi đó, nhu cầu nước rất lớn từ các nhà máy quanh vùng đã càng khiến nguồn nước cạn kiệt. Những gì còn lại của hệ thống karez là vành đai an toàn cho người Duy Ngô Nhĩ để chống chọi lại mùa đông khắc nhiệt và mùa hè nóng bức.

Thiếu các kênh nước ngầm, cuộc sống ở Turpan không thể tồn tại. Những loài cây như nho, mơ, bông và dưa hấu cũng không thể phát triển. Đường ống dẫn nước từ bên ngoài sa mạc có thể là một giải pháp, nhưng tại những nơi đã lắp đặt đường ống thay thế, người dân cho rằng nước có vị khác với nước của hệ thống karez.

Nho trồng ở Turpan có vị ngọt đặc biệt.

Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 45 triệu NDT để bảo vệ hệ thống thủy lợi cổ đại. Từ năm 2009, hơn 600km đường hầm đã được nạo vét bùn và nhiều giếng trữ nước xuống cấp đã được sửa chữa.

Ngày nay, Turpan trở thành nơi sản xuất nho khô xanh lớn nhất thế giới. Sản phẩm nho khô ở đây có vị ngọt đặc biệt nhờ được tưới nước mát từ trên núi chảy qua hệ thống đường hầm cổ đại.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/du-lich/suc-song-ky-dieu-cua-oc-dao-giua-sa-mac-o-tq-754199.html