Tài chính 24h: Đề xuất 9 bước xử lý ngân hàng yếu kém

NHNN đang đề xuất quy trình 9 bước xử lý Tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, trong đó có tính đến phương án phá sản TCTD yếu kém.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất 9 bước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém

Cụ thể, bước 1 là phát hiện TCTD yếu kém và xem xét đặt TCTD này vào kiểm soát đặc biệt.

Bước 2 là đặt TCTD yếu kém vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Ở bước 3, Ban Kiểm soát đặc biệt chỉ đạo TCTD thuê hoặc trực tiếp thuê tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá thực trạng tổng thể của TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Bước 4, NHNN (hoặc cấp có thẩm quyền...) lựa chọn phương án xử lý TCTD yếu kém (củng cố, phục hồi hoặc xử lý pháp nhân).

Bước 5 được phân làm hai trường hợp. Ở trường hợp 5A, Ban Kiểm soát đặc biệt chỉ đạo các TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố phục hồi (bao gồm cả phương án tăng vốn, thời hạn thực hiện phương án tăng vốn nếu có). (Xem tiếp)

Ban Kinh tế Trung ương: Năm 2017 lãi suất liên ngân hàng cần giữ ở mức hợp lý hơn

Ban Kinh tế Trung ương vừa phát hành Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2017 với chủ đề “2017 – Vượt khó khăn, tiếp tục phát triển”.

Theo đó, đánh giá biến động tỷ giá trong năm 2016, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, ngoại trừ đợt biến động 2 tháng cuối năm, tỷ giá cả năm 2016 nhìn chung ổn định và công tác điều hành tỷ giá rất tích cực khi tỷ giá liên ngân hàng chỉ tăng 1,18% so với cuối năm trước. Tuy nhiên việc tỷ giá tăng 2,5% chỉ trong chưa đầy 2 tuần (nửa cuối tháng 11) là vấn đề cần lưu ý.

Bởi biến động tỷ giá trong giai đoạn này mặc dù một phần do tác động của việc tăng giá USD trên thị trường quốc tế, nhu cầu ngoại tệ tăng trong giai đoạn cuối năm, nhưng mặt khác phản ánh tình trạng đầu cơ trên thị trường liên ngân hàng và kéo theo hiện tượng tâm lý sóng tỷ giá theo diễn biến chỉ số USD trên thị trường quốc tế. ( Xem tiếp)

“Siêu lừa” Huyền Như giai đoạn 2: Những “con mồi” bị dẫn dụ

Do kinh doanh thua lỗ, phải trả lãi suất cao, từ tháng 5/2011 đến 9/2011, khi còn là kiểm sát viên, quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TP.HCM, Huyền Như đã lấy danh nghĩa cán bộ Vietinbank để đi huy động tiền gửi.

Huyền Như đã trực tiếp gặp, thỏa thuận với người môi giới, người đại diện của công ty Hưng Yên, An Lộc, Phương Đông, Bảo hiểm Toàn cầu và SBBS để các công ty này gửi tiền vào Vietinbank hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định.

Đánh thẳng vào lòng tham, muốn nhận lãi suất cao của một số cá nhân là người môi giới, đại diện các đơn vị gửi tiền có ý thức tư lợi cá nhân, Huyền Như đưa ra cam kết ngoài trả lãi suất theo quy định là 14%/năm, còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. (Xem tiếp)

Giá vàng SJC “leo dốc”

Khảo sát lúc 8h55 sáng nay, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC quay đầu tăng 70 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua.

Cụ thể, giá vàng của doanh nghiệp tại TP.HCM đang được giao dịch ở mức 36,65- 36,95 triệu đồng/lượng trong khi tại Hà Nội là 36,65-36,97 triệu đồng/lượng.

Tương tự, giá vàng miếng SJC tại công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu sáng nay cũng được điều chỉnh tăng 110 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và tăng 30 nghìn đồng/lượng chiều bán ra, ở mức 36,78 – 36,85 triệu đồng/lượng. (Xem tiếp)

Giá USD tại các ngân hàng lại tăng nóng

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tỷ giá trung tâm, áp dụng cho ngày 15/2 là 22.236 đồng, tăng tiếp 1 đồng so với mức công bố sáng qua.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng trong ngày hôm nay là 22.903 đồng và tỷ giá sàn là 21.569 đồng/USD. Đây là mức cao nhất của tỷ giá này kể từ khi NHNN công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới.

Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại lại được điều chỉnh tăng mạnh.

Cụ thể, Vietcombank tăng tới 50 đồng ở cả hai chiều so với mức khảo sát sáng qua, lên 22.710-22.780 đồng. (Xem tiếp)

Linh Linh

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-de-xuat-9-buoc-xu-ly-ngan-hang-yeu-kem-2471611.html