Tài chính 24h: Khách hàng mua vàng nữ trang bị “móc túi” như thế nào?

Ăn gian tuổi vàng, trọng lượng vàng, công làm trang sức cho đến “cân đá tính giá vàng”... là những chiêu trò trên thị trường vàng nữ trang để móc túi người tiêu dùng.

Ảnh minh họa.

Chiêu trò vàng nữ trang “móc túi” người dân

Ngày 7/9, chị Thư (Q.7, TP. HCM) ra tiệm vàng B.N (68 Lê Lợi, Q.1, TP. HCM) để bán lại một chiếc vòng tay nữ trang mua trước đó nhưng quên mang theo hóa đơn. Tính toán một hồi, nhân viên ở đây cho biết, vòng tay này có trọng lượng 8 phân và giá mua lại sẽ là gần 1,4 triệu đồng, chưa bằng 50% tổng số tiền chị đã bỏ ra trước đó.

“Chưa đầy 1 tháng mà mất 50% giá trị, còn hơn mất cắp”, chị Thư bức xúc và cho biết ngày 10/8, chị mua chiếc vòng tay kiểu 2 hoa mai bằng vàng 18K nói trên (tương đương tuổi vàng 75%) cho con gái tại quầy B.N. Trong hóa đơn có ghi rõ trọng lượng là 8,1 phân với đơn giá là 2,68 triệu đồng/chỉ. Tổng cộng thành tiền là 2,82 triệu đồng, bao gồm cả tiền công. (Xem tiếp)

Khách hàng khiếu nại Bảo Tín Minh Châu bán đá tính tiền như giá vàng

Theo đơn phản ảnh của anh N.H.P.( 45 tuổi, trú Nam Từ Liêm – Hà Nội), ngày 23/8, anh mua một chiếc nhẫn vàng Ý có đính đá của Công ty vàng Bảo Tín Minh Châu (trên đường Trần Nhân Tông, Hà Nội) có định giá trọng lượng là hơn 5,9 chỉ (trong đó chia ra hơn 5,7 chỉ là trọng lượng vàng, trọng lượng đá là gần 0,2 chỉ).

Quá trình tìm hiểu và mua sản phẩm, anh P. được nhân viên Bảo Tín Minh Châu cho biết, viên đá đính kèm trên nhẫn không có giá trị. Tuy nhiên, khi tính tiền nhân viên giao hàng lại tính cả trọng lượng đá đính kèm trên nhẫn. (Xem tiếp)

Lãi suất cho vay đã tương đối hợp lý?

Báo cáo cho biết, trong 8 tháng đầu năm, mặc dù có áp lực tăng nhưng với việc thực hiện linh hoạt các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất huy động được giữ ổn định, qua đó giảm sức ép lên lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trong điều kiện lạm phát có xu hướng tăng cao hơn cùng kỳ các năm trước.

Mặt bằng lãi suất về cơ bản diễn biến ổn định. Từ cuối tháng 4/2016, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. (Xem tiếp)

C50 Bộ Công an: “Hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ của ngân hàng Việt Nam an toàn”

Nếu như trước đây, các vụ việc gian lận phát sinh chủ yếu đối với thẻ quốc tế và đối tượng tội phạm người nước ngoài thì hiện nay các vụ việc gian lận đã chuyển hướng sang cả đối với thẻ nội địa và hệ thống ATM/POS tại Việt Nam.

Qua thảo luận tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã khẳng định: Việc quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán điện tử nói riêng đã và đang được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo sát sao cùng với sự tuân thủ, phối hợp chặt chẽ của các ngân hàng thương mại, các tổ chức thẻ quốc tế, công ty chuyển mạch thẻ, các tổ chức trung gian thanh toán và các bên có liên quan. (Xem tiếp)

Tiền ảo Bitcoin ngừng giao dịch, hàng trăm hộ dân điêu đứng

Những ngày qua, hàng trăm hộ dân ở thị xã An Khê, Gia Lai điêu đứng vì số tiền đầu tư vào hình thức huy động vốn theo mô hình đa cấp với tên gọi là "Ngân hàng cộng đồng Bitcoin" đã biến mất hoàn toàn khi trang web sàn giao dịch đóng cửa. Hàng chục tỷ đồng của người dân đã mất trắng theo kẻ cầm đầu đường dây này.

Không biết đến mạng hay công nghệ thông tin, nhưng lại mờ mắt trước lời hứa về lãi suất khủng khi tham gia giao dịch tiền ảo Bitcoin nên chị Thanh ở thị xã An Khê, Gia Lai, đã vay ngân hàng, mượn của người thân 120 triệu đồng để đầu tư mua tiền ảo với hy vọng đổi đời. (Xem tiếp)

BIDV bất ngờ triệu tập ĐHĐCĐ bất thường thay cho lấy ý kiến bằng văn bản

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID) vừa có thông báo Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2016 để thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Nghị quyết triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2016 được ra vào ngày 7/9 thay cho Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ được đưa ra trước đó một ngày. ( Xem tiếp)

Ngày mai tuyên án đại án gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng

Giới ngân hàng đang ngóng chờ bản tuyên án mà Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ tuyên vào ngày mai, 09/9/2016 sau gần một tháng rưỡi xét xử của phiên tòa sơ thẩm vụ đại án gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây Dựng (VNCB), nay là ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng (CCBank).

36 bị cáo là cán bộ nhân viên của VNCB và tập đoàn Thiên Thanh đã vướng vào vòng lao lý khi thực hiện hàng loạt các hành vi mà cáo trạng của cơ quan cảnh sát điều tra kết luận vi phạm pháp luật với 02 tội danh:

- Tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 165 Bộ Luật Hình sự);

- Tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” (Điều 179 Bộ Luật Hình sự). (Xem tiếp)

Chính phủ “rũ” vai bảo lãnh, ngân hàng thương mại có đủ sức gánh?

Theo bản tin nợ công mới nhất mà Bộ tài chính công bố hồi tháng 7, tính đến hết năm 2014,Chính phủ nợ hơn 86 tỷ USD. Trong đó, tính đến hết 2015, tổng số nợ thực tế được Chính phủ bảo lãnh là khoảng 21 tỷ USD. Con số bảo lãnh này chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.

Nhiều khoản bảo lãnh lớn là vay nợ của các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Vốn bảo lãnh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như ngành điện. Chỉ tính tiêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số vay nợ đã lên tới 9,7 tỷ USD. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-khach-hang-mua-vang-nu-trang-bi-moc-tui-nhu-the-nao-1957317.html