Tài chính 24h: Ngân hàng nào cho vay BOT khủng nhất?

Chỉ tính riêng 3 ngân hàng là BIDV, VietinBank, SHB Hà Nội đã có tổng hạn mức cấp tín dụng cho các dự án BOT chiếm gần 86%, dư nợ chiếm 85% so với toàn ngành.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng nào “găm” vốn khủng nhất tại các dự án BOT?

Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối tháng 3/2016, toàn hệ thống có 19 tổ chức tín dụng dư nợ cho vay đối với các dự án BOT, BT bao gồm: 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 11 ngân hàng thương mại cổ phần, 3 tổ chức tín dụng nước ngoài và 1 công ty tài chính.

Tổng hạn mức cấp tín dụng của 19 tổ chức tín dụng đối với các dự án BOT, BT là 162,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là cấp cho các dự án BOT chiếm 74,6% còn lại là BT.

Tổng hạn mức cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT sau khi tăng mạnh (+10,1%) trong quý 4/2015, đã tiếp tục tăng trong quý I/2016 với mức 10 nghìn tỷ đồng, tức tăng 6,5% so với cuối năm 2015). (Xem tiếp)

Ngân hàng ngoại “đổ bộ” 10 năm, ngân hàng nội mất gì?

Ngoài việc thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại ở Việt Nam, các khối ngoại còn tìm cách thâm nhập vào hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần…

Điều đáng nói là thời gian qua, khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng ngân hàng thì các ngân hàng ngoại lại gia tăng sự hiện diện với gần 100 chi nhánh, văn phòng đại diện.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi ngân hàng ngoại đổ bộ vào sẽ tạo ra cạnh tranh lớn. Đặc biệt ngân hàng ngoại có lợi thế như vốn mạnh, sản phẩm đa dạng, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp hơn sẽ ngày càng mở rộng thị phần. (Xem tiếp)

Nam Định: Vỡ hụi tiền tỷ, hàng chục hộ dân điêu đứng

Lợi dụng lòng tin tuyệt đối từ của những người quen biết, bà Đoàn Thị Mền (tên thường gọi là Vân), SN 1970, trú tại xóm 4, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã đứng ra làm chủ hụi và vay tiền từ nhiều người. Đến tháng 11/2015, bà Vân tuyên bố vỡ hụi với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, khiến những người đóng hụi và cho bà Vân vay tiền hết sức hoang mang, phải kêu cứu đến cơ quan chức năng.

Theo như đơn tố cáo, bà Vân đứng ra làm chủ hụi từ nhiều năm nay, chồng bà Vân là Nguyễn Văn Xuyên là Công an viên của xã Nam Điền nên nhận được sự tin tưởng của mọi người, bên cạnh đó nhìn bề ngoài kinh tế nhà bà Vân có vẻ khá giả nên ngày càng nhiều người tin tưởng góp hụi và cho bà Vân vay tiền. Người ít cũng vài chục triệu, người nhiều nhất cũng gần 800 triệu đồng. (Xem tiếp)

Lừa đảo ponzi “oanh tạc” vùng quê

Nằm trong số nạn nhân, chị Nguyễn Thị Hoàng (ở TX.An Khê) đau xót kể: “Tôi nghe nhiều người rỉ tai đầu tư vào đây sinh lợi cao nên lúc đầu tôi dùng 30 triệu đồng mua 2 mã (tương đương 2 bitcoin), nửa tháng sau số lời kiếm được 5 triệu đồng. Thấy lời nhiều, tôi dồn hết 60 triệu đồng mình có, rồi vay nóng bên ngoài thêm 60 triệu đồng, tổng cộng số tiền lên đến120 triệu đồng đầu tư vào 7 mã. Ai ngờ hơn 1 tháng nay, cái sàn này biến mất. Số tiền dành dụm bao lâu nay không còn, lại thêm số tiền vay nóng 60 triệu cũng mất”.

Nghĩ quẫn, chị Hoàng đã nhảy xuống giếng, nhưng may người nhà phát hiện nên kịp thời cứu thoát chết. Tuy nhiên, giờ đây chị phải đối mặt với gánh nặng lãi lên tới 5%/tháng cho khoản vay nóng 60 triệu đồng nói trên. Không trả được thì lãi mẹ đẻ lãi con, nợ gốc gộp lãi khiến khoản nợ ngày càng phình to. (Xem tiếp)

Một doanh nghiệp kiện Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Theo bà Thảo, lý do mà công ty kiện Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Cần Thơ là vì trong quá trình xây dựng nhà máy xử lý rác giai đoạn 1, công ty có ký hợp đồng vay của VDB 126,5 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2, công ty ký thêm hợp đồng tín dụng mới với VDB với số vốn 106 tỷ đồng vào ngày 31/11/2015.

Tuy nhiên, đến thời điểm này công ty mới được VDB giải ngân 47 tỷ đồng. Dù nhà máy đã thực hiện xong các hạng mục, hoàn thiện hệ thống lò đốt và đưa vào vận hành, nhưng VDB vẫn không giải ngân tiếp, dù hồ sơ theo yêu cầu, phía công ty đã cung cấp đầy đủ. (Xem tiếp)

Chủ tịch VAMC: “Năm nay chúng tôi nhận mua nợ xấu bằng nửa mọi năm”

Có thể nói, từ đầu năm đến nay tốc độ mua bán nợ không được như mọi năm. Ngay từ đầu năm chúng tôi đã xây dựng mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt giảm một nửa so với các năm trước. Kế hoạch năm 2016 là 40.000 tỷ đồng nhưng đến nay VAMC mới mua được khoảng 7.400 tỷ đồng của 12 tổ chức tín dụng.

Như vậy có thể thấy, so với kế hoạch mới đạt được chưa đến 1/4. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xác định từ nay đến cuối năm VAMC sẽ rất vất vả để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt nhưng khả năng sẽ đạt được kế hoạch. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-ngan-hang-nao-cho-vay-bot-khung-nhat-1992118.html