Tài chính 24h: Thủ quỹ thụt két ngân hàng lãnh án tù 20 năm

Ngày 25/8, TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm (lần 2) tuyên Nguyễn Công Thanh (41 tuổi), nguyên Thủ quỹ Phòng giao dịch Long Hoa Ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Tây Ninh, 20 năm tù về tội 'lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản'.

Ảnh minh họa.

Nguyên thủ quỹ chi nhánh ngân hàng ACB thụt két tiền tỷ lãnh 20 năm tù

Cùng tội danh trên, bị cáo Võ Sỹ Lân (49 tuổi, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch (PGD) Long Hoa) lãnh mức án 9 năm tù và thêm 2 năm tù về tội "che giấu tội phạm", tổng hợp hình phạt 11 năm tù; Trần Kim Thành (45 tuổi, nguyên Trưởng bộ phận ngân quỹ, Kiểm soát viên giao dịch PGD) 6 năm tù và 1 năm tù về tội "che giấu tội phạm", tổng hợp hình phạt 7 năm tù.

HĐXX cũng tuyên 11 hợp đồng trong vụ án đều là hợp đồng khống, tuyên buộc Thanh bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt gồm 13,66 tỷ đồng và 133 lượng vàng SJC (tổng giá trị 18,6 tỷ đồng).

Tại phiên tòa, Thanh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Còn hai bị cáo Lân và Thành chỉ nhận tội "che giấu tội phạm", không nhận tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". (Xem tiếp)

Vì sao phải giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn?

Tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp 2017 diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hiện vốn trung dài hạn chỉ chiếm 13%-15% tổng huy động trong khi cho vay trung dài hạn lại chiếm tới 53%-55% tổng cho vay.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán HSC, mặc dù sự chênh lệch này đặt ra một rủi ro hệ thống đáng kể cho ngành ngân hàng, NHNN có lẽ đã nhận ra rằng mục tiêu điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 50% xuống 40% trước cuối năm nay là không thực tế.

Hướng tiếp cận dè dặt này dường như xuất phát từ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc sử dụng tăng trưởng tín dụng cao hơn để giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%, theo đó gần đây Thủ tướng đã chỉ đạo NHNN nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21%. (Xem tiếp)

Hạn chế thấp nhất những biến tướng

Chưa bàn tới chuyện "quản lý" là công nhận, không công nhận, hay công nhận tiền ảo ở mức nào, nhưng tiền ảo và các vấn đề liên quan đến đồng tiền này đã đến lúc không thể buông lỏng. Nói không thể bởi xét cả về số lượng và tác động của tiền ảo với đời sống xã hội ngày càng sâu rộng.

Đầu tiên về số lượng, hiện đã có tới hơn 800 đồng tiền ảo các loại được giới thiệu, đầu tư và nhiều đồng trong số đó xâm nhập, thịnh hành ở VN, chưa kể những biến tướng của nó. Xét về tác động thì còn kinh khủng hơn. Trong mấy năm qua, việc các sàn tiền ảo đa cấp lôi kéo, lừa đảo người dân bị đánh sập không ít với giá trị hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Cũng từ đây, nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội.

Không chỉ là "đào" tiền ảo, đầu tư vào một đồng tiền ảo nào đó chờ tăng giá kiếm lời mà giờ đây, các mô hình đa cấp kinh doanh tiền ảo được mở ra từ thành thị đến nông thôn, lôi kéo, dụ dỗ bao nhiêu người từ trẻ cho tới về hưu dốc tiền vào đây, kéo theo các bi kịch. (Xem tiếp)

Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều

Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới công bố, Bộ Tài chính đề xuất việc khống chế tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, các DN sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) thì phần chi trả lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tương tự, với các DN ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1).

Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng (NH) thì tỷ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đề xuất thời điểm áp dụng quy định này là từ 1-1-2019. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-thu-quy-thut-ket-ngan-hang-lanh-an-tu-20-nam-3115573.html